Các Cách Chào Của Người Nhật

Các Cách Chào Của Người Nhật

Tìm hiểu cách học chữ kanji hiệu quả của người Nhật

Tìm hiểu cách học chữ kanji hiệu quả của người Nhật

Bước 3: Sử dụng các công cụ hỗ trợ tính nhẩm như: bàn tính gảy, que đếm…

Để hỗ trợ bé học tính nhẩm hiệu quả, cha mẹ có thể cho bé sử dụng các công cụ hỗ trợ như: bàn tính gảy, que đếm, que tính, hoặc chính các vật dụng trong nhà như bút bi, quả bóng... để thực hiện các phép tính cộng, trừ đơn giản, với những con số không phức tạp.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dạy bé cách tưởng tượng để tính nhẩm, nghĩa là liên tưởng đến các đồ vật, con vật nào đó để thực hiện các phép tính mà không cần sự hỗ trợ của các công cụ. Phương pháp này sẽ làm tăng khả năng tưởng tượng và tư duy não bộ của bé. Chẳng hạn, có 6 con gà trong chuồng, hai con chạy ra ngoài, hỏi còn lại mấy con trong chuồng?

Ngoài ra, sử dụng bàn tính gảy cũng là một trong những phương pháp đạt hiệu quả tính nhẩm cao. Tại Việt Nam, chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS dạy toán tư duy với bàn tính gảy đang nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh và các em học sinh. Chương trình học tại các trung tâm dạy toán tính nhẩm nhanh này sẽ giúp các em rèn luyện khả năng tính nhẩm nhanh, linh hoạt trong tư duy, tưởng tượng và sự phát triển đồng thời của hai bán cầu não trái và não phải.

Các bậc phụ huynh quan tâm đến chương trình bàn tính gảy UCMAS có thể truy cập vào website https://ucmasvietnam.com/ hoặc gọi đến 0967868623 để biết thêm thông tin về phương pháp học tính nhẩm này.

VIDEO Bé Hồ Lí Trí thực hiện các phép tính nhẩm siêu tốc

Bước 1: Cha mẹ cần dạy con hiểu về ý nghĩa của các con số

Kiến thức được tiếp cận đầu tiên khi các bé bắt đầu đi học đó là học các mặt số, sau đó mới học các phần liên quan đến các con số đó như: các phép tính, bài toán… Chính vì vậy, ngay từ đầu các bậc cha mẹ hãy giúp con bạn phát triển cảm giác mạnh mẽ về những con số, hiểu được ý nghĩa những con số trước khi hiểu khái niệm cộng, trừ, nhân, chia...

Đầu tiên, cha mẹ cần dạy con cách đếm và đảm bảo con đã đếm đúng, học thuộc các con số.

Sau đó, cha mẹ dần chỉ con về ý nghĩa của các số.

Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ cho biết có bao nhiều cách khác nhau để tạo ra số 8, trẻ em có thể trả lời gồm các cặp như 4 và 4, 5 và 3, 6 và 2, 7 và 1, 8 và 0…

Khi bé trả lời được những dạng câu hỏi này đồng nghĩa với việc trẻ đã phát sinh được sự hiểu biết thực tế và sau đó có thể thực hiện được các phép tính, bài toán dễ dàng hơn.

10 Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh

Cách tính nhẩm bằng phương pháp này thường được áp dụng cho các phép cộng, trừ phân số. Phương pháp này được thực hiện như sau:

Trước tiên vẽ hai elip chéo nhau tạo thành hình con bướm. Sau đó, nhân hai số trong hình elip rồi viết kết quả lên đầu con bướm. Sau đó, trừ (hoặc cộng) hai số đó, ta được tử số của kết quả. Nhân hai mẫu số với nhau tạo thành mẫu số chung. Ghép tử số với mẫu số chung, ta được phân số mới là kết quả phép tính.

Phương pháp cộng trừ bằng phương pháp hình con bướm

Sắp xếp vị trí các số của phép tính trước khi tính nhẩm là một phương pháp thường được áp dụng trong các phép tính cộng. Theo đó, có một số cách sắp xếp vị trí của các phép tính trước khi đi vào tính nhẩm:

Đảo các vị trí để giúp trẻ dễ tính nhẩm hơn và cho kết quả nhanh, chính xác hơn bằng việc cho số lớn hơn đứng trước và số bé hơn đứng sau. Ví dụ, phép tính 5 + 29 thì nên đổi lại vị trí là 29 + 5.

Tách thành số tròn chục rồi cộng nhẩm. Ví dụ với phép tính 37 + 16 thì bạn tách thành 37 + 3 + 13 khi đó sẽ cho ra 40 là số tròn chục và cộng với 13 nữa.

Dùng số tròn chục gần nhất rồi trừ đi số thừa: cách này khá giống với cách tách số tròn chục và cộng. Ví dụ, phép tính 38 + 37 bạn lấy số tròn chục là 40 và thực hiện phép tính 40 + 40 rồi trừ đi 2 và 3 sẽ được đáp số như phép tính ban đầu.

Tách tất cả các số ra thành các số tròn chục rồi cộng riêng lẻ. Ví dụ, 36 + 26 tách hết thành 30 + 20 + 6 + 6

Phân tách và cộng từ khoảng 10 đơn vị một lần: phương pháp này được hiểu là các số trong phép tính sẽ được tách thành 10, nếu thừa hoặc thiếu thì trừ hoặc cộng ở những con số tiếp theo. Ví dụ 66 + 34 thì sẽ đổi thành 66 + 10 + 10 + 10 + 4

Cộng trừ từ trái qua phải: để thực hiện các phép tính hay bài toán đòi hỏi tính nhẩm nhanh, cha mẹ nên dạy cho bé quy luật làm các phép tính theo thứ tự từ trái qua phải, không được tính từ phải qua trái. Chẳng hạn: 18 + 7 - 10 =?, các em thực hiện “18 + 7” trước, được kết quả thì trừ đi 10.

Cách tính nhẩm nhanh phép nhân

Để thực hiện các phép nhân tính nhẩm nhanh, cha mẹ có thể cho bé làm quen và thực hành nhân các con số với 10. Quy tắc rõ ràng nhất khi nhân một số với 10 là bất kỳ số nào nhân với 10 chỉ cần viết lại số đó rồi thêm 0. Ví dụ: 25 x 10 = 250, 36 x 10 = 360...

Thực hiện nhân với số 11 có rất nhiều số: số có một chữ số, hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số... Ví dụ, cách tính nhẩm nhân với số có hai chữ số với số 11 có 2 bước đơn giản. Trước tiên, bạn tách số có hai chữ số thành hai phần, số đứng trước là hàng trăm, số đứng sau hàng đơn vị. Sau đó cộng hai chữ số với nhau rồi chèn vào giữa tạo thành hàng chục. Ví dụ: 32 x 11 ta tách 3 + 2 = 5 thì 5 sẽ là số giữa trong kết quả, số đứng trước (3) là hàng trăm, số đứng sau (2) là hàng đơn vị. Ta được kết quả 32 x 11 = 352.

Thực hiện phép nhân với 15 các em chỉ cần nhân số đó với 10, và thêm một nửa vào câu trả lời. Ví dụ 5 x 15 = 5 x 10 = 50, cộng với một nửa đó là 25. Kết quả là 50 + 25 = 75.

Thực tế, bảng cửu chương nhân 9 có quy luật ngược chiều, giúp trẻ dễ nhớ và học tính nhẩm khá nhanh. Bảng cửu chương 9, bảng nhân 9 tuân theo mỗi quy luật đặc biệt. Theo đó, để tính bội số của 9, các em chỉ cần nhớ rằng hàng chục tăng lên từ 0 - 9 và hàng đơn vị giảm dần từ 9 - 0 và tổng của chúng thì luôn bằng 9.

Bảng cửu chương 9 giúp tính nhẩm nhanh

Đây là một trong những phương pháp dạy tính phép nhân bằng đường thẳng phổ biến trong cách dạy con tính nhẩm của người Nhật. Các em hoàn toàn có thể thực hiện nhân hai số có 2 chữ số hoặc hai số có 3 chữ số với nhau. Trước tiên, các em vẽ các đường thẳng để đại diện cho mỗi chữ số và đan chéo nhau. Các em phải luôn nhớ quy tắc và áp dụng từ trái sang phải, kể cả khi vẽ đường thẳng. Sau đó, các em chia hình vẽ thành các phần đại diện cho hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Theo thứ tự từ trái sang phải, các em đếm các điểm giao nhau trong mỗi phần và viết kết quả.

Nhân số có hai chữ số với số có 3 chữ số bằng đường thẳng

Có thể thấy, cách dạy con tính nhẩm của người Nhật khá phong phú, đa dạng mà hiệu quả cao. Các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với con nhé.

5 bước dạy con tính nhẩm nhanh của người Nhật

Để có thể dạy con học và hiểu được cách tính nhẩm của người Nhật, các bậc cha mẹ cần nắm chắc và ghi nhớ được 5 bước cơ bản sau: