Xuất khẩu và nhập khẩu là các thuật ngữ được dùng để miêu tả hàng hóa và dịch vụ được trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia. Xuất nhập khẩu là ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào việc phát triển của mỗi quốc gia. Nhờ có xuất nhập khẩu mà quá trình cung cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian được cải thiện hơn. Vì vậy, Luật Việt An cung cấp các quy định về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu qua bài viết sau:
Xuất khẩu và nhập khẩu là các thuật ngữ được dùng để miêu tả hàng hóa và dịch vụ được trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia. Xuất nhập khẩu là ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào việc phát triển của mỗi quốc gia. Nhờ có xuất nhập khẩu mà quá trình cung cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian được cải thiện hơn. Vì vậy, Luật Việt An cung cấp các quy định về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu qua bài viết sau:
Hoạt động xuất nhập khẩu hay còn gọi là ngoại thương là một hoạt động kinh tế phản ánh sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước và hàng hóa, dịch vụ nước ngoài thông qua việc mua, bán qua biên giới các quốc gia. Mục tiêu chính của xuất nhập khẩu là tạo ra cầu nối thương mại cung cầu giữa thị trường trong và ngoài nước.
Điều kiện để hoạt động xuất nhập khẩu sinh ra, tồn tại và phát triển là có sự tồn tại của quan hệ kinh tế hàng hóa – tiền tệ và sự tồn tại các quốc gia vùng lãnh thổ và khả năng liên kết kinh tế, hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Cụ thể các khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 như sau:
Kinh doanh xuất nhập khẩu là ngành kinh doanh cung cấp dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Kinh doanh xuất – nhập khẩu đã và đang là ngành nghề mang về nhiều lợi ích kinh tế, kim ngạch và nó biểu hiện cho thế mạnh của nền kinh tế các quốc gia. Trong bối cảnh giao thương toàn cầu, tại Việt Nam ngành nghề này ngày càng khẳng định được vị thế của mình và đòi hỏi có những quy định chặt chẽ trong việc đăng kí kinh doanh và thành lập công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu.
Đầu tiên, thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã phải và có đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Hàng hóa xuất nhập khẩu mà công ty muốn đăng kí không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo trong hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Đối với các hàng hóa thuộc diện phải qua kiểm dịch, đảm bảo quy chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm thì phải thông qua sự kiểm tra và chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi xuất nhập khẩu;
Đối với trường hợp thành lập công ty xuất nhập khẩu, pháp luật không đặt ra điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu để đảm bảo công ty được thành lập, chính vì vậy, số vốn để thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân thương nhân hoặc doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, một số ngành nghề lại có quy định về vốn ký quỹ cũng như vốn pháp định (ví dụ bảo vệ, sản xuất phim, bảo hiểm…), thì mức tối tiểu phải đóng của vốn điều lệ phải bằng với hai loại vốn này theo đúng như quy định. Ngoài ra, vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc với các loại vốn khác
Một số điều kiện khác như về tên công ty tuân thủ theo các nguyên tắc chung khi thành lập một công ty theo quy định tại các Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Đặc biệt lưu ý, ngoài việc tuân thủ các quy định trên, doanh nghiệp nên tránh đặt tên cho công ty xuất nhập khẩu trùng vào các trường hợp sau
Ngoài ra, đối với điều kiện về trụ sở công ty xuất nhập khẩu cũng phải tuân thủ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014:
Trên đây là các thông tin cần thiết liên quan đến các quy định về điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hiện nay. Nếu có bất kì khó khăn vướng mắc trong quá trình làm thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn chi tiết!
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, xuất nhập khẩu đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều kiện xuất nhập khẩu là những quy định và yêu cầu pháp lý mà các doanh nghiệp và các quốc gia phải tuân thủ để đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và công bằng trong hoạt động giao thương quốc tế. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giới thiệu về điều kiện có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu, trong tiếng Anh còn được gọi là import-export, là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu mà chính phủ Việt Nam đang quan tâm và ưu tiên cao. Mục tiêu của hoạt động này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và xây dựng các mối quan hệ kinh doanh với các quốc gia khác, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh được Nhà nước quan tâm và ưu tiên cao
✍Xem thêm: Xuất nhập khẩu là gì? 6 điều quan trọng cần biết
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những quyền của doanh nghiệp, và quyền này được cụ thể hóa hơn tại tại Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
Hai loại chứng nhận này đều rất quan trọng với doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.
Thư tín dụng (Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
Hàng xuất khẩu (Exports) là hàng hóa hoặc dịch vụ được bán từ một quốc gia sang các quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Hàng xuất khẩu được coi là một nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế của một quốc gia, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo việc làm, thu hút đầu tư và nâng cao mức sống của người dân.
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với thương nhận Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện để xuất, nhập khẩu hàng hóa như sau:
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều kiện xuất khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
✍Xem thêm: Cấp chứng nhận CE vào thị trường EU
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam theo các điều kiện sau:
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều kiện nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trên đây là thông tin cần lưu ý về điều kiện xuất nhập khẩu. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ kiểm tra hàng nhập khẩu, vui lòng liên hệ với chung tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.