Cách Tính Tiền Lương Hưu Trí

Cách Tính Tiền Lương Hưu Trí

Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. - Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi được tính 45% tương ứng với 19 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính 45% tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, cả lao động nam và lao động nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. - Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Điều 62 Luật BHXH quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau: - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. - Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, 29 trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên. BHXH Việt Nam cung cấp quy định chung về mức hưởng lương lương hưu đối với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường để Ông/Bà được biết, trường hợp có vướng mắc đề nghị Ông/Bà liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Ông/Bà cư trú để được trả lời cụ thể.

Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. - Về tỷ lệ hưởng lương hưu: Đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi được tính 45% tương ứng với 19 năm đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2022 trở đi được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, đối với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được tính 45% tương ứng với 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, cả lao động nam và lao động nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. - Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Điều 62 Luật BHXH quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu như sau: - Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu. - Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, 29 trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên. BHXH Việt Nam cung cấp quy định chung về mức hưởng lương lương hưu đối với trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường để Ông/Bà được biết, trường hợp có vướng mắc đề nghị Ông/Bà liên hệ đến cơ quan BHXH nơi Ông/Bà cư trú để được trả lời cụ thể.

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội

Để tính lương hưu bảo hiểm xã hội, người lao động nghỉ hưu (người lao động) cần biết các điều kiện và công thức áp dụng như sau:

(1) Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng:

(1.1) Thời gian tham gia bảo hiểm: Hầu hết người lao động cần đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ 20 năm trở lên.

Riêng lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc chỉ cần đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.

(1.2) Tuổi nghỉ hưu: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, Tuổi nghỉ hưu năm 2024 trong điều kiện bình thường là đủ 61 tuổi (nam) và đủ 56 tuổi 4 tháng (nữ). Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 62 tuổi (nam) vào năm 2028 và đủ 60 tuổi (nữ) vào năm 2035.

(2) Cách tính lương hưu hằng tháng: Lương hưu được tính theo công thức:

Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó: Tỉ lệ hưởng lương hưu tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và giới tính. Ví dụ:

- Lao động nam: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.

- Lao động nữ: Được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Cách tăng mức hưởng lương hưu

Người lao động có thể căn cứ theo các yếu tố ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu theo công thức tính. Dưới đây là một số cách để tăng mức lương hưu cho người lao động:

(1) Đóng BHXH đủ số năm: Để hưởng lương hưu, bạn cần đóng đủ số năm tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH). Hãy đảm bảo bạn đóng BHXH liên tục và đủ số năm để tăng tỷ lệ hưởng.

(2) Tăng mức đóng BHXH: Đóng BHXH với mức lương cao hơn sẽ giúp bạn tích luỹ quỹ hưu trí nhanh hơn. Hãy xem xét tăng mức đóng để tăng lượng tiền hưu trí.

(3) Tích luỹ thêm quỹ hưu trí cá nhân: Ngoài BHXH do Nhà nước tổ chức, người lao động có thể tích luỹ thêm bằng các khoản tiết kiệm, đầu tư, hoặc mua gói bảo hiểm hưu trí riêng.

(4) Duy trì một sức khỏe tốt: Sức khỏe tốt sẽ giúp người lao động tiết kiệm chi phí y tế và đảm bảo duy trì một năng suất làm việc lâu dài từ đó giúp kéo dài thời gian đóng BHXH.

Hướng dẫn cách tính lương hưu BHXH năm 2024

Mức lương tối thiểu vùng tăng có ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu?

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chính thức chốt phương án tăng mức lương tối thiểu vùng năm 2024 thêm 6% từ ngày 01/7/2024.

Căn cứ theo công thức tính lương hưu ở trên thì mức hưởng lương hưu sẽ tỷ lệ thuận với số năm đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH hàng tháng.

Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương của người lao động theo vùng có thể được điều chỉnh tăng tương ứng, từ đó làm cho mức tiền lương đóng BHXH hàng tháng của người lao động tăng theo.

Như vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2024 thêm 6%, mức hưởng lương hưu của người lao động tham gia BHXH cũng sẽ tăng thêm khi nghỉ hưu sau thời điểm này.

Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội. Người lao động nghỉ hưu cần kiểm tra các thông tin cụ thể về lương hưu và điều kiện hưởng để tính toán chính xác. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH 2024 về BHXH bắt buộc, trong đó đề xuất cách tính mức lương hưu hằng tháng cho người lao động kèm theo ví dụ minh họa. Thông tư dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-7-2025.

Theo dự thảo Thông tư, mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 và Điều 65 Luật BHXH được tính theo quy định tại Điều 66 của Luật BHXH.

Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

Đối với lao động nam, bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

15 năm đầu đóng BHXH của lao động nử được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Ví dụ 12: Bà A. 55 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 32 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-10-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của bà A. được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 32 là 17 năm, tính thêm: 17 x 2% = 34%;

- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%

- Tổng các tỉ lệ trên là: 45% + 34% + 1% = 80% (chỉ tính tối đa bằng 75%);

Bà A. nghỉ hưu trước tuổi quy định (56 tuổi 8 tháng) là 1 năm 8 tháng nên tỉ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2% + 1% = 3%;

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 3% = 72%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng BHXH cao hơn 30 năm (2 năm 4 tháng) nên ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần là 2,5 năm x 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Ví dụ 13: Ông B. 61 tuổi 3 tháng, làm việc trong điều kiện bình thường, có 18 năm 4 tháng đóng BHXH bắt buộc, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1-9-2025. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông B được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 40%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 18 là 3 năm, tính thêm: 3 x 1% = 3%;

- 4 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 1% = 0,5%

- Tổng các tỉ lệ trên là: 40% + 3% + 0,5% = 43,5%.

Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông B. là 43,5%.

Ví dụ 14: Ông K. nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4-2027 khi đủ 55 tuổi, có 30 năm đóng BHXH, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ban hành; bị suy giảm khả năng lao động 81%. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông K. được tính như sau:

- 20 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 30 là 10 năm, tính thêm: 10 x 2% = 20%;

- Tổng 2 tỉ lệ trên là: 45% + 20% = 65%;

Ông K nghỉ hưu trước tuổi 56 tuổi 9 tháng (tuổi nghỉ hưu năm 2027 của người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là 1 năm 9 tháng nên tỉ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% + 1% = 3%. Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông K. là 65% - 3% = 62%.

Ví dụ 15: Ông C. 62 tuổi, đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1-3-2029, có thời gian đóng BHXH ở Việt Nam 10 năm và đóng BHXH ở Hàn Quốc 5 năm. Việc xem xét, giải quyết chế độ hưu trí đối với ông C. được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật BHXH cùng với Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về BHXH.

Cụ thể, thời gian đóng BHXH để xét điều kiện hưởng lương hưu của ông C. là tổng thời gian tham gia BHXH ở Việt Nam và Hàn Quốc: 10 năm + 5 năm = 15 năm. Như vậy, ông C đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Mức hưởng lương hưu ở Việt Nam được tính theo thời gian ông C. đã đóng BHXH tại Việt Nam. Tỉ lệ hưởng lương hưu của ông C là 10 năm x 2,25% = 22,5%.

Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với 10 năm đóng tại Việt Nam được tính theo quy định tại Điều 72 của Luật BHXH.

Ngoài mức lương hưu được hưởng theo quy định của Luật BHXH của Việt Nam, ông C. còn được hưởng chế độ hưu trí đối với thời gian đóng BHXH tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật của Hàn Quốc.