Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Cầu đi bộ Ninh Kiều Cần Thơ – Cầu đi bộ đầu tiên ở Miền Tây
Du Lịch Miền Tây Thông Tin Du Lịch Miền Tây Cầu đi bộ Ninh Kiều Cần Thơ – Cầu đi bộ đầu tiên ở Miền Tây
Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu thơ mộng, còn được biết đến như một “đô thị miền sông nước” với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đây là thành phố lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đi du lịch Cần Thơ khám phá thủ phủ Miền Tây bạn sẽ cảm nhận được những nét văn hóa đặc trưng của mảnh Đất Phương Nam trù phú, cũng như tính cách hiền hậu của người dân Miền Tây.
Nhắc đến những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Cần Thơ thì không thể nào không nhắc đến bến Ninh Kiều. Đặc biệt nơi đây có Cầu đi bộ du lịch đầu tiên của thành phố Cần Thơ nối liền bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế.
Tuy chỉ mới xuất hiện từ năm 2016 nhưng cầu đi bộ Ninh Kiều đã trở thành địa điểm yêu thích của du khách đến thưởng ngoạn, đi dạo trên cầu, chụp ảnh lưu niệm cũng như tận hưởng làn gió mát rượi từ sông Hậu thổi vào.
Chỉ mới xuất hiện từ năm 2016 nhưng cầu đã trở thành địa điểm yêu thích của du khách.
Cầu đi bộ Cần Thơ được thiết kế hiện đại có hình chữ S uốn cong mềm mại tượng trưng cho đất nước Việt Nam, với chiều dài khoảng 200m, chiều rộng cỡ 7,2m.
Cầu được thiết kế hiện đại có hình chữ S tượng trưng cho đất nước Việt Nam
Đứng từ cây cầu đi bộ này bạn có thể nhìn thấy cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Á và sự hiện đại phát triển của thành phố Cần Thơ. Đặc biệt được chiêm ngưỡng phong cảnh sông nước hữu tình nơi đây đúng như câu ca dao “Cần Thơ gạo trắng nước trong – ai đi đến đó lòng không muốn về”.
Cầu nối liền bến Ninh Kiều và cồn Cái Khế giữa dòng sông Hậu thơ mộng
Vẻ đẹp hiện đại của thành phố Cần Thơ nhìn từ trên cầu
Giữa cầu còn có hình ảnh hai đóa hoa sen toát lên nét đẹp rất Việt Nam và khi màn đêm buông xuống thì vẻ đẹp lung linh huyền ảo của cầu đi bộ như tỏa sáng một góc trời khiến bao tâm hồn mê mẩn, yêu thích không thôi.
Giữa cầu còn có hình ảnh hai đóa hoa sen toát lên nét đẹp rất Việt Nam
Cầu đi bộ Cần Thơ lung linh về đêm
Xung quanh hai bên lan can cây cầu đi bộ ở Cần Thơ còn được trồng rất nhiều loài hoa bốn mùa khoe sắc đó cũng chính là điểm nhấn, tạo nên vẻ lãng mạn, quyến rũ thu hút rất nhiều bạn trẻ và cặp đôi tới đây. Chính vì vậy cầu đi bộ Cần Thơ còn được mệnh danh là “cầu tình yêu” khi đã chứng kiến những buổi hẹn hò đầy lãng mạn của biết bao cặp đôi. Nhiều cặp đôi còn gắn những ổ khóa tình yêu lên cầu để làm kỷ niệm, tuy nhiên do kết cấu tải trọng không cho phép nên tất cả ổ khóa đành bị gỡ bỏ. Cho nên nếu đến đây thì các bạn tốt nhất chỉ nên chụp ảnh lưu lại thôi chứ không nên gắn khóa.
Trở thành điểm check-in không thể bỏ qua
Công trình là điểm nhấn cảnh quan giữa thành phố, phục vụ nhu cầu đi bộ của người dân địa phương, thu hút khách du lịch Cần Thơ. Nếu du lịch Miền Tây đến Cần Thơ bạn nhớ ghé thăm nơi đây để tận hưởng nét kiến trúc độc đáo hướng ra dòng sông mênh mông trĩu nặng phù sa đặc trưng của cả một miền Tây.
Phóng viên: Thương mại chính ngạch có xu hướng tăng trong tổng giá trị trao đổi thương mại là một tín hiệu tích cực. Theo ông cần giải pháp gì để thúc đẩy thương mại chính ngạch?
Tham tán Nông Đức Lai: Như tôi đã đề cập như trên, với sự nỗ lực của bộ, ngành Trung ương và sự hưởng ứng của địa phương trong việc định hướng, thay đổi tư duy của doanh nghiệp đối với thị trường Trung Quốc trong thời gian qua, chuyển đổi hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã bắt đầu đón nhận một số tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại chính ngạch, trước hết, chúng ta cần hiểu rõ bản chất “chính ngạch”, “tiểu ngạch” là gì. Trên thực tế, trong hoạt động thương mại quốc tế không tồn tại hai định nghĩa nêu trên và chỉ trong hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc mới có sự phân biệt hai loại hình thương mại này.
Trước hết, xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hoạt động thông qua hai hình thức là hình thức thương mại chính quy (hay còn gọi là chính ngạch) và hình thức thương mại biên giới (gao gồm hoạt động thương mại “tiểu ngạch” và trao đổi hàng hóa cư dân biên giới). Trong đó, hoạt động thương mại chính quy là hoạt động căn cứ trên luật thương mại quốc tế và phải đáp ứng đầy đủ các quy định của WTO mà Việt Nam và Trung Quốc là thành viên.
Hoạt động thương mại biên giới được Hải quan Trung Quốc chia thành 2 hình thức gồm thương mại tiểu ngạch biên giới (là hoạt động của các doanh nghiệp trong phạm vi các huyện, thành phố biên giới được Nhà nước phê chuẩn mở cửa đối ngoại, được phê duyệt và có quyền kinh doanh thương mại tiểu ngạch biên giới thông qua các cửa khẩu được Nhà nước chỉ định tiến hành hoạt động thương mại với các doanh nghiệp hoặc tổ chức thương mại khác tại khu vực biên giới của quốc gia láng giềng) và thương mại cư dân biên giới (là hoạt động của cư dân khu vực biên giới trong phạm vi 20km tính từ đường biên giới trao đổi hàng hóa tại điểm hoặc chợ biên giới được chỉ định do Chính phủ phê chuẩn với giá trị và số lượng không vượt quá phạm vi quy định). Từ ngày 1/11/2008 cho đến nay, Hải quan Trung Quốc duy trì chế độ ưu đãi cho trao đổi hàng hóa giữa cư dân hai bên biên giới với hạn mức được miễn thuế là 8000 nhân dân tệ/người/ngày và miễn thuế, phí nhập khẩu (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng).
Trong hai hình thức thương mại biên giới, thương mại tiểu ngạch biên giới chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp tại khu vực biên giới của Trung Quốc; trong khi đó, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới chủ yếu là hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Hoạt động trao đổi cư dân biên giới là ưu đãi dành cho cư dân khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng trong nhiều năm qua, tại khu vực biên giới đã tự phát hình thành việc nhiều cá nhân “gom tiêu chuẩn” của cư dân để thực hiện việc bán buôn tại các cặp chợ nhằm thu lợi từ ưu đãi này.
Tuy nhiên, với những yêu cầu và tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu cùng hàng loạt những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Hải quan Trung Quốc, trong thời gian tới, hoạt động thương mại biên giới sẽ không còn là phương án xuất khẩu có thể sử dụng đối với những doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài với thị trường khổng lồ này.
Chính vì vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa rõ bản chất của hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc được “phủ sóng” rộng hơn, để doanh nghiệp có được những đánh giá đúng và đủ về thị trường Trung Quốc và thay đổi tư duy một cách tích cực hơn.
Thứ hai, cần nhân rộng phạm vi các địa phương có quy hoạch dài hơi về định hướng doanh nghiệp chuyển đổi sang xuất khẩu chính quy. Cụ thể, một số địa phương đã thực hiện tốt chủ trương này của Chính phủ và gặt hái được một số hiệu quả nhất định, trong đó có thể kể đến như Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La. Được sự quan tâm và quyết liệt trong quy hoạch chuyển đổi của tỉnh, mùa vụ vải thiều của Hải Dương và Bắc Giang mặc dù cho sản lượng hàng trăm nghìn tấn và yêu cầu về xuất khẩu trong thời gian ngắn; tuy nhiên với việc đồng bộ hóa quy trình từ sản xuất, đóng gói, đăng ký vùng trồng, đăng ký xuất khẩu... cùng hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai đồng bộ, xuất khẩu quả vải sang thị trường trọng điểm là Trung Quốc và sang các thị trường khác luôn đạt được những hiệu quả tích cực.
Thương vụ Việt Nam trao đổi, tìm kiếm biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương.
Thương vụ Việt Nam trao đổi, tìm kiếm biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương.
Và để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hướng tăng cường chuyển đổi xuất khẩu hàng hóa theo hình thức thương mại chính quy, Thương vụ xin đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp sau:
- Đối với doanh nghiệp Việt Nam: (i) cần nâng cao hiểu biết về thị trường, gạt bỏ tư duy coi thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, tìm hiểu kỹ về thị trường trước khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thông qua các kênh thông tin chính thống, có uy tín (các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Trung Quốc); (ii) đối với các doanh nghiệp đã có hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc cần kịp thời nắm bắt, theo dõi các biến động về chính sách của thị trường.
- Đối với bộ, ngành: (i) tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng phía Trung Quốc đẩy nhanh quá trình hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông sản có thế mạnh, sớm được xuất khẩu chính thức sang thị trường Trung Quốc; (ii) chú trọng công tác thu hút đầu tư vào các dự án gia công chế biến nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản; (iii) đẩy mạnh và sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tới doanh nghiệp, địa phương (đặc biệt là các địa phương có hàm lượng nông, thủy sản xuất khẩu nhiều) về quy định, yêu cầu và những thay đổi trong chính sách của thị trường Trung Quốc.
- Đối với địa phương: (i) quan tâm và quyết tâm hơn nữa trong việc định hướng, hướng dẫn và thay đổi thói quen xuất khẩu của doanh nghiệp, tích cực phối hợp với bộ, ngành có liên quan tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức về thị trường xuất khẩu trong đó có thị trường Trung Quốc; (ii) tổ chức các hội thảo phổ biến kinh nghiệm (phối hợp với các địa phương như Bắc Giang, Hải Dương, Sơn La…) nhằm đưa sản phẩm nông sản của địa phương xuất khẩu bền vững sang thị trường Trung Quốc.
Điểm đánh giá, review hiện tại cho địa điểm Manulife Cần Thơ, 131 Trần Hưng Đạo, Ninh Kiều, Cần Thơ là 4,9/5. Những đánh giá này được tổng hợp và cập nhật vào lúc 17/09/2023 trên tổng đài TimDuongDi.Com.
5 bài viết đánh giá trên TimDuongDi.Com
Nếu bạn cảm thấy số điểm reviews, đánh giá: 4.9★ cho địa điểm Công ty bảo hiểm ở Cần Thơ: Manulife Cần Thơ là chưa đúng. Bạn có thể thay đổi điểm đánh giá cho địa điểm này bằng cách gửi [Gửi Hỏi Đáp & Đánh Giá] ở phần bên dưới hoặc đánh giá trực tiếp.
Ngày 27-4, cuộc gặp gỡ lịch sử liên Triều lần thứ ba đã diễn ra tại khu làng đình chiến Panmunjom dưới sự đồng chủ trì của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai miền Triều Tiên có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực thời gian gần đây, Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba được xem là sự kiện mang tính đột phá, thiết lập nhiều kỷ lục mới trong lịch sử quan hệ song phương giữa hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc, đồng thời hứa hẹn mở ra kỷ nguyên hòa bình cho hai dân tộc.
Báo Quân đội nhân dân Điện tử điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc gặp gỡ lịch sử này.
Ngày 27-4-2018, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức Hội đàm thượng đỉnh liên Triều, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:
QĐND - Ngày 27-4 này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại làng đình chiến Panmunjom. Nếu diễn ra theo kế hoạch, đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa hai nước kể từ sau chiến tranh Triều Tiên (1953-1954)…
QĐND - Với mong muốn cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sắp tới diễn ra thành công, chính quyền địa phương và các nhóm dân sự Hàn Quốc đã treo lá cờ "Thống nhất bán đảo Triều Tiên" tại nhiều nơi trên khắp cả nước.