Chữ viết của một ngôn ngữ đó chính là một tài sản vô giá của một quốc gia. Nhờ nó mà người dân của quốc gia đó mới có thể dễ dàng hiểu và truyền tải mọi thông tin và giúp cho quốc gia đó ngày càng phát triển. Chữ viết tiếng Hàn cũng vậy, đó là một nét đẹp, một nét văn hóa riêng của người Hàn Quốc.
Chữ viết của một ngôn ngữ đó chính là một tài sản vô giá của một quốc gia. Nhờ nó mà người dân của quốc gia đó mới có thể dễ dàng hiểu và truyền tải mọi thông tin và giúp cho quốc gia đó ngày càng phát triển. Chữ viết tiếng Hàn cũng vậy, đó là một nét đẹp, một nét văn hóa riêng của người Hàn Quốc.
Phải nói rằng việc sáng tạo chữ viết Hangul và công bố Huấn dân chính âm chính là một việc làm có ý nghĩa khoa học độc đáo, mang ý nghĩa văn hoá to lớn cho cả dân tộc. Ý nghĩa khoa học nổi bật ở chỗ: _ Một là vào thời bây giờ việc tiếp xúc văn hóa Đông Tây còn hạn chế, các nước đông á còn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ chữ viết tiếng Hán, chữ Hán tượng hình mà nguyên tắc sáng tạo chữ Hangul lại làm theo lối ghi âm gần gũi với nguyên tắc sáng tạo nên chữ La Tinh, chữ viết Slavơ của phương Tây, và chữ viết tiếng Hàn là kết quả của tất cả những sự sáng tạo đó. _ Hai là cách thức hình thành nên nét chữ cũng như cách kết hợp các nét chữ với nhau, nguyên tắc hợp tố được thể hiện rõ theo lối phát sinh cộng với phương thức modul hoá (lắp ghép theo khối)để trở thành âm tiết, các âm phức. _ Ba là cách sắp xếp bài trí lại theo lối đồ hình chứ không hoàn toàn hình tuyến gây ấn tượng, tạo hình khối đẹp, làm cân đối trong các nét chữ. Cách sắp xếp bài trí này tạo nên một nét đẹp riêng trong chữ cái tiếng Hàn, tạo lợi thế trong cách bài trí, quảng cáo, tạo điều kiện cho nghệ thuật thi pháp như chữ Hán và điều này làm cho một số nhà ngôn ngữ học chưa biết hệ thống chữ viết này lầm tưởng rằng đây cũng là hệ thống chữ viết theo lỗi tượng hình. Có thể nói ý tưởng kết hợp nét truyền thống với sự đổi mới, sáng tạo, lựa chọn nguyên tắc gần gũi với nguyên tắc sáng tạo chữ viết phương Tây kết hợp với nét đẹp đông á thật rõ nét. Vì vậy để học tốt chữ viết tiếng Hàn ta cần phải nắm rõ vai trò cũng như ý nghĩa khi chữ viết tiếng Hàn ra đời thì chúng ta mới cảm thấy trân trọng những gì mà chúng ta học được.
Qua bài viết chúng tôi đã cho các bạn thấy được tầm quan trọng của chữ viết tiếng Hàn, để biết thêm nhiều thông tin bổ ích thì mời các bạn xem tiếp phần sau nhé. Chúc các bạn học tiếng Hàn vui vẻ.
Tags: học tiếng hàn cơ bản tại nhà, học tiếng hàn nhập môn, học tiếng hàn miễn phí, học tiếng hàn online miễn phí, chữ viết tiếng Hàn, cách học tốt tiếng Hàn, tiếng Hàn có nguồn gốc từ tiếng Hán, bối cảnh ra đời của chữ Hán
Các nét trong tiếng Trung nó cũng tương đương với các chữ Cái trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt có 24 chữ cái, còn trong tiếng Trung chỉ có 8 nét cơ bản , đó là: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc.
Thực chất một chữ Hán được cấu thành bởi một hoặc nhiều nét cơ bản như trên nhưng để dễ nhớ hơn các nét được sắp xếp lại thành từng bộ gọi là bộ thủ và gói gọn là:
Hình 1. Các nét cơ bản trong chữ Hán
Ví dụ: Chữ 大 gồm có bộ Nhân人 (người) và bộ Nhất 一 (một) → chữ Hán này gồm hai bộ thủ là bộ Nhân và bộ Nhất và có tổng là 3 nét
1. Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
2. Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
3. Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
4. Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
5. Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
6. Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
7. Nét gập: có một nét gập giữa nét.
8. Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
Quy tắc cơ bản bạn phải nhớ đó là: Từ trái qua phải – Từ trên xuống dưới – Từ trong ra ngoài – Ngang trước sổ sau
Có 7 quy tắc viết chữ Hán trong tiếng Trung (1 quy tắc khác ít dùng là 8 quy tắc):
Đây là các quy tắc viết tay thuận, các bạn sẽ cảm thấy viết chữ Hán trong tầm tay khi tạo được thói quen viết bút tay thuận nhé:Ví dụ: Với chữ Thập (số mười) 十 Nét ngang sẽ được viết trước sau đó đến nét dọc.
Các nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau.
Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới.
Ví dụ: Số 2 二 số 3三。Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới.
Trong chữ Hán các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau.
Ví dụ: Với chữ “mai” – míng 明 bộ nhật viết trước, bộ nguyệt viết sau
Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau. Cái này được ví như xây thành bao trước, có để cổng vào và tiến hành xây dựng bên trong sau.
Ví dụ: Chữ “dùng” 用- Khung ngoài được viết trước, sau đó viết chữ bên trong.
Nguyên tắc này được ví như vào nhà trước đóng cửa sau cho các bạn dễ nhớ nhé.
Ví dụ: Chữ “Quốc” trong “Quốc gia” – 囯 khung ngoài được viết trước, sau đó viết đến bộ vương bên trong và cuối cùng là đóng khung lại → hoàn thành chữ viết.
Giữa trước hai bên sau là nguyên tắc căn bản thứ 7 trong viết chữ Hán.Lưu ý: Giữa trước 2 bên sau được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không phải các nét giống nhau, các nét giống nhau theo quy tắc 4: Trái trước, phải sau).
Ví dụ: chữ “nước” trong nước chảy – 水。Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.
Sau khi thành thạo với 7 nguyên tắc này thì gặp chữ Hán nào các bạn đều có thể tháo gỡ một cách đơn giản
Có thể nhiều bạn trong quá trình học tiếng Hàn chỉ để ý đến việc làm sao mình có thể học giỏi tiếng Hàn, làm sao mình có thể giao tiếp được bằng tiếng Hàn giống như người bản xứ mà quên đi cái cốt lõi của việc học tiếng Hàn đó chính là tìm hiểu các nền văn hóa, tìm hiểu quá trình lịch sử hình thành nên chữ viết tiếng Hàn cũng như những nét đẹp của chữ viết tiếng Hàn. Vì vậy, để giúp cho việc học viết tiếng Hàn tốt hơn thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để biết rõ hơn về chữ viết của tiếng Hàn.
Ngày 9/10/2006 chính là ngày kỷ niệm tròn 560 năm ngày công bố chữ viết Hangul và Hummin Chongum (huấn dân chính âm) của Korea.
Việc ra đời chữ viết Hangul và công bố Huấn dân chính âm được xem là sự kiện văn tự, ngôn ngữ, văn hoá lớn nhất của nhân dân Korea. Sự sáng tạo hệ thống chữ viết Hangul và việc công bố sử dụng rộng rãi trong nhân dân không chỉ là một sự kiện ngôn ngữ văn tự nhiên mà là một sự kiện của giáo dục văn hoá văn minh. Bởi vì với hệ thống văn tự độc đáo và triết lý sáng tạo ra chữ viết đó được giải thích và quán triệt đã góp phần to lớn vào công cuộc phát triển nền văn hoá, giáo dục ý thức và lòng tự hào dân tộc của người dân Hàn Quốc từ giữa thế kỷ 15 cho đến ngày nay và vẫn sẽ giữ vững trong tương lai.
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶, Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng
1. Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phảiTheo quy tắc chung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一. Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải.Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.
Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần.
Chẳng hạn, chữ 校 có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ 品 và chữ 星.
2. Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sauKhi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.
3. Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùngCác nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ聿 và chữ 弗.Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.
4. Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác)Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
5. Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọcỞ các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜 và chữ 承.
6. Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trongCác phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.
7. Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanhCác nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.
8. Viết nét bao quanh ở đáy sau cùngCác thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.
9. Viết các nét chấm, nhỏ sau cùngCác nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.
Chữ Hán trông có nhiều nét phức tạp, nhưng phân tích kỹ ra thì các nét dùng trong chữ Hán chỉ bao gồm 6 nét cơ bản và một số nét viết riêng có quy định cách viết. Việc viết đúng các nét và theo thứ tự giúp cho việc viết chính xác chữ Hán, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và do đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn. Các nét viết của chữ Hán như sau
1. Nét ngang, viết từ trái qua phải: 大
2. Nét sổ đứng (dọc), viết từ trên xuống dưới: 丰
3. Nét phẩy, viết từ trên phải xuống trái dưới: 八
4. Nét mác, viết từ trên trái xuống phải dưới: 八
8. Nét sổ đứng (dọc) có móc: 小
11. Nét sổ đứng (dọc) kết hợp gập phải: 四
12. Nét ngang kết hợp nét gập đứng: 口
13. Nét đứng kết hợp với bình câu và móc: 儿
14. Nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm: 女
15. Nét ngang kết hợp với nét gập có móc: 月
16. Nét ngang kết hợp nét phẩy: 又
17. Nét phẩy kết hợp nét gập phải:幺
18. Nét sổ dọc kết hợp nét hất: 长
19. Nét sổ với 2 lần gập và móc: 弟
20. Nét ngang kết hợp nét phẩy và nét cong có móc: 队
21. Nét ngang kết hợp gập cong có móc: 九
22. Nét ngang kết hợp sổ cong: 没
23. Nét ngang với 3 lần gập và móc: 乃
24. Nét ngang kết hợp nét mác có móc: 风
25. Nét ngang với 2 lần gập và phẩy: 及
26. Nét sổ đứng kết hợp nét gập và phẩy: 专
27. Nét sổ đứng với 2 lần gập: 鼎
29. Nét ngang với 3 lần gập: 凸
Khoa ngoại ngữ - Trường cao đẳng công thương Hà Nội