GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính – Phó chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, người góp công lớn trong việc xây dựng Trung tâm Gây mê hồi sức ngoại khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có buổi chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề với Kênh truyền thông sức khỏe AloBacsi.
GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính – Phó chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, người góp công lớn trong việc xây dựng Trung tâm Gây mê hồi sức ngoại khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có buổi chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề với Kênh truyền thông sức khỏe AloBacsi.
GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Tôi muốn nhắn nhủ các bạn hãy tự tin và luôn luôn độc lập trong suy nghĩ, đào sâu suy nghĩ trong công việc và nghiên cứu.
Tôi nhớ câu nói của một tác giả nước ngoài, được dịch ra và nhiều trường treo câu này: “Đừng đi trước tôi, tôi có thể sẽ không theo. Đừng đi sau tôi, tôi có thể sẽ không dẫn lối. Hãy đi bên cạnh và trở thành bạn của tôi”. Rất mong các bác sĩ trẻ cũng có được tinh thần này.
Hồng Nhung – Lê Bình, AloBacsiGioi.vn
- Gây mê là phương pháp giúp bệnh nhân không đau với mức độ thức tỉnh khác nhau gây mê, gây tê, an thần và duy trì ổn định các chức năng sống trong khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật. Bước vào khoa GÂY MÊ HỒI SỨC của 1 cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa là bước vào khu vực PHÒNG MỔ. - Gây mê Hồi sức là việc thực hiện 1 hoặc các hoạt động gây mê, hồi sức ngoại khoa, hồi tỉnh, khám trước mê và chống đau. Hồi sức ngoại khoa là các biện pháp chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân ngoại khoa nặng trước, trong, sau phẫu thuật và 1 số thủ thuật nhằm duy trì, ổn định và cải thiện chức năng sống. - Hồi tỉnh là giai đoạn chăm sóc giúp người bệnh thoát khỏi tác dụng xấu của gây mê, đồng thời theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng cũng như các tác dụng không mong muốn liên quan đến gây mê và phẫu thuật, thủ thuật. - Khám trước mê là việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để đánh giá tình trạng của người bệnh trước khi gây mê, chuẩn bị người bệnh trước mổ và lập phương án xử trí trong và sau mổ. Việc khám trước mê là vô cùng quan trọng và cần thiết để quyết định 1 cuộc mổ thành công hay không? Một khoa Gây mê Hồi sức tiêu chuẩn không thể thiếu phòng khám trước mê. - Chống đau là việc thực hiện các biện pháp y học giúp người bệnh giảm đau hoặc không đau. Chống đau quan trọng và có ý nghĩa nhân đạo vô cùng to lớn. - Thực hiện công việc trong khoa Gây mê Hồi sức gồm có các Bác sỹ, Điều dưỡng và Cử nhân thuộc chuyên ngành Gây mê Hồi sức.
HỘI GÂY MÊ HỒI SỨC VIỆT NAM là 1 tổ chức nghề nghiệp với mục đích phát triển chuyên ngành Gây mê Hồi sức và có nghĩa vụ tư vấn, phản biện nhằm bảo vệ quyền lợi cho các Hội viên hoạt động trong ngành.
Đặng Thế Uyên, Võ Đại Quyền
Bs. Nguyễn Ngọc Thọ - Bệnh viện Việt Pháp
Cử nhân Vũ Thị Lâm, Cử nhân Lê Thị Anh Hoa
GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Trong thời gian tới, chúng tôi hi vọng ngành Gây mê hồi sức được đánh giá cao hơn, được chú ý nhiều hơn ở các bệnh viện không phải tuyến đầu. Hiện nay ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, vai trò của gây mê hồi sức chưa được đánh giá cao và đầu tư nhiều. Chính vì thế vấn đề an toàn của bệnh nhân và chất lượng điều trị sẽ chưa được hoàn hảo.
Chúng tôi cũng hi vọng nhà nước sẽ quan tâm nhiều hơn về vấn đề đào tạo chính quy đội ngũ gây mê hồi sức, đồng thời cải thiện mức thu nhập để các bác sĩ gây mê hồi sức yên tâm làm việc, gắn bó với nghề.
GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Từ rất lâu rồi, GS Tôn Thất Tùng và GS Tôn Đức Lang đã nghĩ về việc ghép tạng và cử người đi học về các vấn đề liên quan nhưng thời gian đó hoàn cảnh chưa cho phép thực hiện. Mãi sau này mới có luật về hiến tạng, hiến mô của Quốc hội, sau đó Bệnh viện Việt Đức mới triển khai, áp dụng được.
Có rất nhiều khó khăn khi ghép tạng từ người cho chết não. Một trong số đó là thuyết phục người nhà bệnh nhân đồng ý hiến tạng và Bệnh viện Việt Đức đang từng bước khắc phục khó khăn này, tuy là chưa nhiều so với số lượng bệnh nhân chết não nhưng cũng là một bước tiến đáng ghi nhận.
Công việc đánh giá chính xác bệnh nhân thật sự đã chết não rồi hay chưa cũng hết sức quan trọng. Bệnh nhân đồng ý hiến tạng thì phải làm sao để giữ cho tạng đó không bị hỏng.
Và quá trình gây mê hồi sức cho cả người hiến tạng chết não và người nhận tạng sao cho an toàn và hiệu quả cũng là một thách thức với chúng tôi.
GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Tôi vào trường năm 1975, trong giai đoạn đất nước còn kham khổ, bụng lúc nào cũng đói. Buổi sáng chỉ được một chiếc bánh mì, mặc dù ăn bánh mì khô khan nhưng vẫn thấy rất ngon.
Hầu như tháng nào tôi cũng ghé y tế cơ quan để xin thuốc ho bổ phế mặc dù không bị ho, bởi vì trong thuốc ho bổ phế có mật ong để chấm bánh mì. Những câu chuyện này kể lại chắc là các em sinh viên ngày nay khó mà tưởng tượng.
Đói mà vẫn phải học, thời ấy chúng tôi có câu thơ: “Suốt ngày nấu sử sôi kinh, kinh sôi thì cái bụng mình cũng sôi. Kinh sôi kinh bốc thành hơi, bụng sôi bụng bốc ra mùi cũng kinh”.
GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Khóa của chúng tôi là khóa đầu tiên về gây mê hồi sức được tổ chức chính quy của Trường Đại học Y Hà Nội. Thời gian đó chúng tôi học ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với GS Tôn Thất Tùng – Giám đốc của bệnh viện.
Trong các buổi giao ban, thầy Tôn Thất Tùng đưa ra những kiến thức chung về ngoại khoa và gây mê hồi sức cho chúng tôi. Thầy cũng rất quan tâm đến các bác sĩ nội trú, từ nơi ăn chốn ở cho đến những điều kiện học tập, làm việc cho chúng tôi.
Người thầy trực tiếp hướng dẫn là GS Tôn Đức Lang, truyền đạt cho chúng tôi kiến thức và cả y đức của thầy. Thầy Tôn Đức Lang tổ chức những buổi sinh hoạt khoa học, kiểm tra kiến thức và uốn nắn chúng tôi từng vấn đề từ lý thuyết đến thực hành. Hiện tại chúng tôi có hội trường Tôn Đức Lang để nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ đến thầy.
GS.TS.BS Nguyễn Quốc Kính: Sở thích thời trẻ của tôi là được đi đây đi đó, cầu lông, đá bóng, đôi lúc ngồi trà nước, uống rượu với nhau. Còn bây giờ nghỉ hưu, thỉnh thoảng chúng tôi tập hợp những bạn bè hồi còn đi bộ đội, ôn chuyện ngày xưa, chắc đây là sở thích của người già.
Tính tôi ngồi một chỗ không chịu được, phải tìm việc gì đó để làm, hoặc là với bệnh nhân, hoặc là với nghiên cứu. Khi chưa nghỉ hưu thì 2 ngày nghỉ cuối tuần tôi nghỉ hoàn toàn 1 ngày, 1 ngày vẫn tranh thủ làm việc.
Đến nay tôi đã hướng dẫn khoảng 60-70 luận văn thạc sĩ cao học, hướng dẫn hơn 12 nghiên cứu sinh. Mỗi đề tài cao học và nghiên cứu sinh là rất nhiều vấn đề hay được đề cập trong đó, cũng có những nghiên cứu về ghép tạng và gây mê hồi sức.
Ngoài ra, tôi đang chủ trì 4-5 đề tài cấp bộ, liên kết với những đề tài nhánh khác của Bệnh viện Việt Đức và các nơi khác, trực tiếp chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước về những tiến bộ của gây mê hồi sức.