Đặc Sản Của Nước Lào

Đặc Sản Của Nước Lào

Người Lào rất thích các món ăn được chế biến từ côn trùng. Các loại côn trùng từ châu chấu, kiến, bọ cạp, dế, cà cuống … sau khi được làm sạch sẽ được chế biến theo bí quyết đặc biệt thành các món chiên, xào, nướng thơm lừng các góc chợ.

Người Lào rất thích các món ăn được chế biến từ côn trùng. Các loại côn trùng từ châu chấu, kiến, bọ cạp, dế, cà cuống … sau khi được làm sạch sẽ được chế biến theo bí quyết đặc biệt thành các món chiên, xào, nướng thơm lừng các góc chợ.

Gợi ý 10 món quà lưu niệm Lào thú vị

Món quà dễ mua nhất đầu tiên đó là búp bê Akha. Những con búp bê nhỏ bé, nhiều màu sắc chắc hẳn sẽ gợi nhớ cho bạn bè của bạn về người tặng nó. Búp bê được làm thủ công dưới bàn tay của những người phụ nữ Akha ở Bắc Lào. Nguyên liệu được làm từ vải cotton và trang trí bằng họa tiết thuê tay hoàn toàn. Búp bê Akha có rất nhiều hình dáng dễ thương cho bạn chọn lựa. Phổ biến nhất hình động vật như chú ếch, tắc kè, dơi, sâu, rồng, rùa, voi,… Bạn có thể tìm mua ở Saoban và Le Comptoir.

Những loại túi, ví thủ công, thân thiện với môi trường là món quà lưu niệm phổ biến nhất ở Lào. Du khách sẽ dễ dàng bắt gặp túi vải, gai, tre nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng ở Saoban, Her Works,… Săn vé bay giá rẻ, bạn sẽ tha hồ mua túi, ví làm quà tặng.

Thành phố Luang Prabang của Lào nổi tiếng với làng nghề giấy Saa truyền thống. Làng nghề này nay đã trở thành một phần của Di sản văn hóa thế giới. Du khách khi du lịch Luang Prabang có thể mua về giấy Saa truyền thống làm quà rất dễ thương. Có nhiều sản phẩm được tạo nên từ loại giấy Saa này như là tranh, đèn lồng, sổ ghi chép, ô dù,… Các sản phẩm được làm từ giấy saa không chỉ đẹp mắt mà còn thân thiện với môi trường. Đây chắc chắn là món quà lý tưởng nhất để đem tặng bất kể ai ở lứa tuổi nào. Du khách có thể mua sản phẩm từ giấy Saa tại Chợ đêm Viêng Chăn và Chợ đêm Luông Pha Băng.

Rất dễ dàng để tìm mua những sản phẩm làm đẹp từ hữu cơ ở Lào. Những món quà này rất an toàn cho sức khỏe, lại thân thiện với môi trường. Tất cả được làm từ thảo mộc, trái cây, hoa thơm,… Các sản phẩm được tạo nên như là xà phòng, son dưỡng, dầu gội, nến thơm,… Du khách có thể đến T’Shop Lai để ngắm nghía và lựa chọn mua.

Bia Lào được bình chọn là loại bia ngon nhất Châu Á. Đây cũng được xem là loại thức uống Quốc Hồn Quốc Túy của đất nước Lào. Du khách của Lao Airlines có thể tìm mua bia ở bất kể đâu từ những quán cóc nhỏ, cửa hàng tạp hóa hay nhà hàng, quán bar. Bia Lào với hương vị nhẹ nhàng, êm dịu chắc chắn sẽ chiều lòng được nhiều người.

Laodi Rhum từ lâu đã nổi tiếng là rượu rum đầu tiên được sản xuất tại Lào. Loại rượu này được làm từ nước mía cùng các loại trái cây tự nhiên như dừa, cà phê, chanh, mơ, mận, mâm xôi,… Laodi đích thị là món đặc sản Lào không thể bỏ qua khi mua về làm quà. Du khách du lịch bằng đường bộ sẽ dễ dàng mang rượu Laodi về Việt Nam. Tuy nhiên, những du khách đi bằng máy bay cần lưu ý đọc kỹ nội quy mang rượu về để chuyến đi thuận lợi hơn.

Sai oua là tên xúc xích ở Lào. Sai oua được tạo nên từ thịt lợn xay nhỏ, tẩm ướp gia vị thơm ngon. Chỉ cần một, hai ngày đầu tiên khám phá vòng quanh các nẻo đường Lào thì bạn sẽ sớm phát hiện ra món này rất phổ biến. Thật dễ để bắt gặp hình ảnh và mùi hương của những chiếc Sai oua xì xèo trên bếp than hồng. Chắc chắn bạn phải thưởng thức và tấm tắc mãi không thôi. Đây cũng là một món quà bạn có thể mua về tặng người thân, bạn bè.

Nếu Việt Nam tự hào có áo dài truyền thống thì Lào tự hào có váy Sinh. Loại váy này vô cùng quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của người phụ nữ Lào. Đây cũng là kiểu váy không thể thiếu trong những dịp lễ quan trọng như Năm mới, cưới hỏi,…

Chiếc váy sinh hiện đại thường được may đơn giản hơn nhiều so với trước kia. Du khách có thể mua một chiếc váy sinh bình thường được sản xuất công nghiệp với mức giá rẻ ở các chợ đêm. Ngược lại, một chiếc sinh được tạo nên cầu kỳ sẽ được dệt may hoàn toàn thủ công, tỉ mỉ với những họa tiết sắc nét, đều đặn. Bạn có thể tìm nó ở Talat Sao, Talat Khua Din, Kanchana Boutique, Houey Hong,…

Trang phục dệt thổ cẩm truyền thống Lào

“Trùm cuối” của các món quà đó là trang phục dệt thổ cẩm truyền thống Lào. Món quà này phản ánh phần nào về văn hóa của người Lào. Dệt là một nghề thủ công truyền thống được dạy cho các cô gái Lào ngay khi còn nhỏ. Vải dệt được tạo nên từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như bông, cây gai dầu, tằm. Những tấm vải với màu sắc tự nhiên hài hòa phần nào phản ánh được sự tỉ mỉ, khéo léo trong từng sợi vải dưới bàn tay của phụ nữ Lào.

Trên đây là tất tần tật 10 món quà lưu niệm Lào và đặc sản Lào mà bạn có thể cân nhắc mua tặng người thân, bạn bè. Đừng quên rằng mua vé máy bay đi Lào sớm, bạn sẽ có thêm nhiều chi phí tiết kiệm để mua quà và tha hồ vui chơi, khám phá. Đừng quên rằng Lao Airlines là sự lựa chọn tuyệt vời cho chuyến du lịch Lào của bạn. Mọi thắc mắc khi đặt vé, vui lòng liên hệ 1900 6695 để được hỗ trợ tận tình.

Lạp (Laap) - 'Quốc thực' của người Lào.

Laap hay còn gọi là Lạp được mệnh danh là quốc thực của người Lào. Trong tiếng lào, là một món ăn tượng trưng cho sự may mắn. Người dân Lào dùng để thết đãi khách quý để bày tỏ sự chúc phúc, bình an đến với người khách ghé thăm.

Món lạp được làm khá đơn giản, từ các các loại thịt bò, heo, gà, vịt và tim, gan băm nhỏ. Thịt để sống hoặc đem xào sơ qua cho chín. Tất cả được trộn đều với gia vị như nước cốt chanh, ớt, riềng, sả, hành tây, thính gạo và một chút là thơm.

Lần đầu thưởng thức món Lạp, thực khách sẽ cảm nhận hương vị chua cay nồng đậm đặc trưng xộc thẳng lên mũi nhưng chỉ cần bạn ăn kèm một nắm xôi nếp thì cái cay nồng ấy dường như biến mất hẳn. Vì thế, món lạp được dùng ăn kèm với xôi nếp và cách ăn ngon nhất là bốc tay.

Cá hấp là món phổ biến ở nhiều quốc gia, nhưng cá hấp Mok Pa ở Lào được chế biến theo cách thật đặc biệt.

Với nguyên liệu chính là phần lườn được lọc xương của cá tươi. Sau khi được thái miếng nhỏ rồi trộn cùng các loại rau thơm, hành, tỏi ớt. Cuối cùng, hỗn hợp cá được bọc trong lá chuối rồi hấp trong lồng tre.

Miếng thịt cá chín mềm mại, mọng nước, không những đậm đà hương vị mà còn thơm mùi lá chuối, tạo nên hương vị đặc biệt ăn một lần là nhớ.

Tới Lào, du khách có thể dễ dàng tìm và thưởng thức món cá hấp này tại các quán ăn ven đường tới các nhà hàng hạng sang trọng.

Đây là món ăn khá dân dã  thường được đề xuất khi khách du lịch hỏi nên ăn gì ở Lào.

Những con ‘gà đi bộ’ được nuôi thả tại vườn, hoặc trên các triền núi. Thức ăn chủ yếu là cỏ nên thịt gà thường săn chắc, da mỏng và có mùi thơm.

Mỗi con chỉ khoảng 1,5 kg, sau khi làm sạch thì được ướp cùng với muối , tiêu đen, nước mắm các gia vị đặc trưng. Cuối cùng, kẹp vào que tre, nướng trên lửa than nóng. Món ăn này cũng không thể thiếu xôi đi kèm.

Miếng thịt gà chín mềm, đậm đà và thơm phức, hòa quyện với vị xôi nếp tạo ra một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách

Nếu du khách có ghé qua Savannakhet, địa điểm du lịch ở miền trung nước Lào, thì nên thưởng thức ngay món gà nướng ngon nhất tại đây. Còn nếu bạn không ghé thăm Savannakhet trong hành trình du lịch của mình thì vẫn có thể thưởng thức món gà nướng hấp dẫn này tại thủ đô Viêng Chăn hay LuôngPrabang. Một món ăn ưa thích không thể bỏ qua mỗi lần ghé thăm "đất nước triệu voi".

Khao Piak Sen còn được gọi là “phở Lào” do có nhiều điểm giống với phở Việt Nam như có phần sợi mềm được làm từ bột gạo, ăn kèm với nước dùng và các loại thịt.

Tuy nhiên, sợi Khao Piak Sen thường to và dày hơn sợi phở Việt, nước phở hơi đục, không trong. Đặc biệt, nước dùng của “Phở Lào” không có mùi thơm của những hương liệu như hoa hồi, vỏ quế, hành khô…như phở Việt Nam. Phở Lào sử dụng nước dùng hoàn toàn từ vị thanh ngọt từ xương làm chủ đạo còn gia vị chính do thực khách thêm vào.

Phở Lào cũng thường có rổ rau sống ăn kèm với chúng quế, xà lách, và đậu đũa tươi cắt khúc để cạnh. Đây là một món ăn đặc trưng tương đối phổ biến ở Lào, thường để ăn sáng hay bất cứ thời điểm nào trong ngày đều được.

Ngoài các món ăn kể trên, nếu du khách đang muốn tìm kiếm đặc sản Lào để mua về làm quà thì không thể bỏ qua các món ngon như thịt bò khô Sien Savanh, Xúc xích Sai Oua, Socola thủ công, Sốt tương ớt Jaew Bong, Rong biển chiên Kaipen, Cà phê Lào ...

(LÀO), Lào được nhắc đến với cái tên Triệu Voi hay còn gọi là xứ sở Champa, người anh em của Việt Nam, nới về truyền thống văn hóa và con người thì Việt và Lào có khá nhiều nét tương đồng. Đến với Lào là đến với đất nước của chùa tháp và lễ hội. Đến du lịch Lào du khách không thể bỏ qua những ngôi đền đài, chùa tháp, những hang động kì bí và những thác nước hùng vĩ, còn có những dãy núi cao thấp thoáng sương mù và những cánh rừng dày đặc phong phú với hàng ngàn loại thực vật khác nhau.

Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện. Thành viên nào làm trái lệ làng sẽ bị phạt, hình thức phạt do các già bản và tập thể bản mường quyết định. Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á nơi giao tiếp giữa hai nên văn minh cổ đại là Ấn Độ và Trung Hoa. Bởi vậy trong quá trình lịch sử, nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua các vùng này, ảnh hưởng sâu sắc nhất là phật giáo và văn hóa Ấn Độ.

Nước Lào đất rộng, dân không đông lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc. Tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc. Nhưng ở đây chỉ đề cập đến những tập quán chủ yếu có tính phổ biến.

Văn hóa ăn uống Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan: cay, chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng.

Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Mắm cá (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành … hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến.

Ẩm thực Lào có những món được xem là đặc sản như: Món Tam Maak Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị ăn rất lạ. Ngoài Tam Maak Hung còn có các món như Thoót mú đẹt điêu , tôm dâm cung, cá nướng… Mỗi món đều có các nguyên liệu khác như Lạp được làm bằng thịt heo, băm nhỏ, trộn gia vị Lào, ăn với xôi hoặc cơm, trộn chung với ớt cay, cá nướng được ướp muối ngoài da, khi nuớng chín, da cá không cháy nhưng phủ trắng lớp muối, thịt cá không dính vào da, mùi thơm, chấm với nước “chẻo” (đặc chế từ ớt, tỏi, hành, mắm, muối, bột ngọt và chanh). Món ăn từ côn trùng là loại thức ăn giàu đạm được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia và Thái Lan và Lào. Người Lào cũng rất thích dùng côn trùng để chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồi đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon. Đắt nhất vẫn là con cà cuống – một loại côn trùng có ích sống nhiều ở đồng ruộng Campuchia với hương vị thơm cay. Tuy nhiên, món ăn từ côn trùng của Lào lại ít món hơn người Thái Lan và ít phổ biến hơn.

Văn hóa lễ hội Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H’mong (tháng 12). Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Sau đây là một số lễ hội chính tại đất nước Lào. Lễ hội ở Lào hay còn được gọi là Bun, nghĩa là phước, làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Lào có tết cổ truyền Bunpimay (có nghĩa là mừng năm mới), hay còn gọi là Tết té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Vì đạo phật ở Lào có tự lâu đời phát triển mạnh trở thành quốc đạo, các nhà chiêm tinh học tính ngày tháng theo phật lịch, nên năm mới hàng năm bắt đầu vào tháng tư dương lịch. Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả các cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán của người Lào. Trong những ngày lễ hội vui chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn bị đồ ăn, thức uống thịnh trọng hơn ngày thường, đặc biệt là không thể thiếu rượu. Ngày tết từ sáng sớm dân làng diện những bộ đồ đẹp nhất, nhất là chàng trai, cô gái với đủ áo váy màu sắc sặc sỡ, tập trung tại sân chùa để dự lễ tắm phật. Xong lễ tắm phật mọi nhà làm lễ buộc cổ chỉ tay cho những người thân trong nhà, tục lễ này gọi là ( pục khén ) hay còn gọi là (xù khoắn) lễ gọi hồn vía. Nhân dịp đầu năm con cháu chúc ông bà, cha mẹ, bạn bè, người thân gặp may mắn hạnh phúc. Cũng vì lẽ đó, lễ mừng năm mới còn gọi lễ té nước (gọi là Bun hốt nậm), trong những ngày lễ, thanh niên nam, nữ thường té nước cho nhau vừa chúc mừng nhưng cũng vừa để tỏ tình. Bun hốt nậm còn có ý nghĩa về chuyện chuyển năm và cũng là chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa; sau những tháng ngày hanh khô, những cơn mưa rào ập đến mang nước mát tưới cho núi rừng, cỏ cây, ruộng đồng, màu xanh tươi mát của chồi non vụt nhú lên báo hiệu một mùa làm ruộng, rẫy mới. Người dân té nước để cầu may, cầu bình yên cho cả năm, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày này, mọi người thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, ăn uống vui chơi, múa hát cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no… Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

Văn hóa ca múa nhạc Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông.

Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Người có công lớn trong việc sưu tầm, phổ biến và nâng cao các làn điệu dân ca là các “mỏ-lăm” (ca sĩ), “mỏ khen” (nhạc công, thổi khèn bè). Đội ngũ “mỏ lăm, mỏ khen” ngày càng phát triển trước yêu cầu thưởng thức ca múa của nhân dân ở các bản mường, trong đó có nhiều nghệ sĩ tài ba nổi tiếng vừa có thể sáng tác vừa biểu diễn được đông đảo nhân dân ưu ái, mến mộ. “Mỏ lăm” ở Lào có vị trí thật đặc biệt trong xã hội. Họ sống gần gũi nhân dân, đi đến bản làng nào cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Họ am hiểu sâu sắc cuộc sống, xã hội Lào, nắm bắt được tình cảm, ước mơ của các tầng lớp nhân dân. Có thể nói, họ là một tri thức, một nghệ sĩ của nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.

Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước.

Múa ở Lào cũng phổ biến rộng rãi, từ thành thị đến nông thôn. Trong những ngày lễ hội lớn nhỏ ở Lào đều tổ chức vui chơi hợp quần trong đó không thể thiếu tiết mục múa. Có điệu múa một người, hai người hoặc tập thể vài chục người (lăm-vông). Những đêm hội, già trẻ, gái trai đều tham gia múa ca một cách tự nhiên thoải mái. Các điệu múa của Lào thường uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhịp trống, động tác khá tự do, mang đậm màu sắc dân tộc.

Các điệu múa xuất hiện sớm nhất ở Lào là múa “Bẵng-phay”, “Lăm phen”, rồi đến điệu múa “Xỉ-nuôn”, “Kò-thạt”, Đoọc-bua (hoa sen)… Múa “Bẵng-phay” là điệu múa tập thể trong ngày lễ hội pháo thăng thiên (Bẵng-phay). Múa “Lăm-phen” giống múa tiên ở Ấn Độ, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia. Múa “Kò-thạt” là múa tập thể xung quanh ngọn tháp trong các ngày lễ hội tôn giáo. Đặc biệt là múa “lăm-vông” (múa vòng tròn) tuy xuất hiện sau nhưng được phổ biến rộng rãi từ Bắc xuống Nam, từ nông thôn đến thành thị và được coi như điệu múa tập thể tiêu biểu của dân tộc. Múa “lăm-vông” xuất hiện vào thời điểm nào của lịch sử, đến nay chưa có lời giải đáp thống nhất của các nhà nghiên cứu văn hóa Lào, nhưng nó đã tồn tại nhiều thập kỷ qua và ngày nay nó vẫn có vai trò thật đặc biệt. Trong các ngày lễ hội, dịp vui chơi tập thể, các buổi liên hoan của một cơ quan, nhà trường, đơn vị vũ trang đều mở đầu và kết thúc bằng “lăm-vông”. Từng đôi nam nữ (có thể cả hai đều là gái hoặc trai) múa vòng tròn theo nhịp trống (nhịp 2/4 hoặc 4/4). “Lăm-vông” dễ múa, động tác sinh động, duyên dáng, uyển chuyển. Có thể “lăm-vông” xuất phát từ điệu múa “lăm-thôn” (múa 1 người).

Múa cung đình có múa đơn, múa đôi hoặc tập thể. Các vũ nữ múa cung đình được tuyển chọn kỹ và tập luyện khá công phu do một số nghệ sĩ được đào tạo ở nước ngoài (thường ở Ấn Độ hoặc Khơ-me) hướng dẫn. Khi biểu diễn các vũ nữ được ăn mặc hết sức lộng lẫy, sang trọng. Múa cung đình ít di chuyển, mà thường múa tại chỗ, kết hợp biểu diễn nhiều động tác mềm mại, dịu dàng, uốn lượn của ngón tay, bàn tay, cánh tay, vai, cổ, đầu, bàn chân cho đến ánh mắt, nụ cười, nét mặt theo tiếng đàn “la-nát”. Múa cung đình là dịp mua vui cho nhà vua, hoàng tộc và số quan chức gần gũi nhà vua. Một số điệu múa cung đình Lào được mô phỏng theo các điệu múa cổ Ấn Độ, Khơ-me và xoay quanh đề tài đề cao, chúc tụng, sùng bái nhà vua.

Về nhạc cụ người dân Lào thường dùng các loại sau:

– Khèn bè (khen): Là loại nhạc cụ phổ biến nhất ở các bản làng từ Bắc xuống Nam. Khèn bè dễ làm, dùng nguyên liệu ngay trong rừng, dưới sự hướng dẫn của “mỏ-khèn”, các tràng trai trong bản có thể tự làm được. Nhưng để có chiếc khèn bè âm thanh chuẩn phải tìm mua ở các chợ phiên, do các nghệ nhân chuyên sản xuất bày bán. Từ lúc còn tuổi thiếu niên con trai Lào đã học thổi khèn.

– Trống (kong): Trống cũng là nhạc cụ phổ biến ở Lào. Có thể nói rằng không có bản làng nào ở Lào không có trống và không ngày nào vắng tiếng trống, tiếng mõ ngân vang (bản có chùa). Có nhiều loại trống như trống cái, trống cơm, trống con…

Trống cơm (koong-tũm): Trống cơm được đánh cùng với một số nhạc cụ khác để múa tập thể trong ngày lễ hội “bẵng-phay” (pháo thăng thiên). Trống con (Koong kình) được đánh trong các buổi lễ cầu phúc.

Ngoài ra còn nhiều loại nhạc cụ khác được dùng phổ biến trong các ngày lễ hội sản xuất, tôn giáo, ma chay như: “khoọng” (chiêng), “xình” (rạo bạt), “pì” (sáo), “khùi” (tiêu), “mạc chặp pì” (đàn), “xo” (nhị), “pôông” (mõ), “xèng” (thanh la)…

Văn hóa trang phục Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay…

Thanh niên Lào thường cắt tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, quần đùi, bên ngoài quấn chiếc khăn gọi là “phạ-xà-rông” màu, kẻ ô vuông. Khi đi lao động ngoài ruộng rẫy, nam giới mặc quần đùi hoặc quần dài nhuộm chàm. Những ngày lễ hội trang trọng, nam giới mặc y phục dân tộc. Đó là chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái. Bên ngoài chiếc quần đùi giản dị, các chàng trai Lào quấn chiếc khăn dài rộng gọi là “phạ nhạo nếp tiêu” màu sắc sặc sỡ (rộng hơn phạ-xạ-rông, khi mặc cuốn qua háng rồi nhét vào cạp sau). Gia đình khá giả mặc loại toàn tơ tằm. Một số thanh niên còn quàng loại khăn màu chéo qua ngực gọi là “phạ-biềng”. Đi dự những ngày lễ hội trong bản mường người thanh niên có thể mặc bộ y phục dân tộc cũ nhưng nếu mặc áo quần ngắn thì bị dân bản đánh giá thiếu sự tôn trọng cộng đồng, phong tục truyền thống của dân tộc. Trong lễ hội cũng như lúc bình thường, nam giới ở Lào hay đeo nhẫn, một số địa phương ở Nam Lào còn đeo dây chuyền. Trong cuộc sống lao động hàng ngày, người Lào còn thường dùng một loại khăn gọi là “phạ-phe” (giống khăn rằn ở miền Nam). Ở Lào khăn rằn được sử dụng một cách phổ biến trong cả nước, ở mọi lứa tuổi. Chiếc khăn vải kẻ ô vuông màu trang nhã thường được dùng làm khăn tắm, trùm đầu che nắng che sương, quàng cổ khi trời giá rét. Đi lao động ngoài ruộng rẫy, đi đường xa “phạ-phe” dùng để gói bộ quần áo thắt ngang lưng rất gọn gàng.

Lúc còn nhỏ, phụ nữ Lào để tóc hoặc hớt tóc. Trên mười tuổi thường búi tóc, một số địa phương như ở Luổng-pha-bang có tục búi tóc lệch hoặc thẳng để phân biệt giữa các cô gái có chồng và chưa có chồng. Ngoài năm mươi tuổi, phụ nữ Lào thường hay cắt tóc ngắn với quan niệm đã về già cần ăn mặc giản dị, gọn gàng, làm gương cho con cháu. Xưa kia cũng như ngày nay phụ nữ Lào thường mặc váy. Theo tập quán cổ truyền, phụ nữ Lào mặc váy có cạp, có gấu, không quá ngắn hoặc quá dài. Ai không mặc như trên hoặc dùng vải quá mỏng, quần chẽn bó lấy thân bị coi là không đứng đắn, trái với cách ăn mặc truyền thống của phụ nữa Lào. Các em bé gái dưới mười tuổi có thể châm chước trong cách ăn mặc nhưng vẫn kỵ mặc đảo ngược gấu váy lên trên. Đi lao động ngoài ruộng rẫy như gặt hái, làm cỏ, hái lượm trong rừng, phụ nữ mặc áo tay dài nhuộm màu chàm hoặc đen. Người lớn tuổi hay quấn trên đầu chiếc khăn rằn (phạ-phe). Đi dự lễ hội, phụ nữ Lào ăn mặc theo truyền thống dân tộc. Đó là váy toàn tơ, chân váy có những đường hoa văn mang màu sắc dân tộc, chiếc áo tay ngắn được may cầu kỳ hơn, có những đường viền hoặc thêu hình hoa lá, chim muông. Có cô gái mặc áo đính bằng khuy đồng hay khuy bạc, quàng chéo trước ngực chiếc khăn “phạ-biềng” màu. Bó sát lưng làm nổi thân hình thon thả của các cô gái là chiếc dây thắt lưng bằng đồng hay bạc gọi là “khểm-khắt”. Đi dự các ngày lễ hội các cô gái Lào thích đeo đồ trang sức như hoa tai, dây chuyền, nhẫn bằng vàng hay bạc. Nhưng phổ biến nhất là đôi bông tai và chiếc thắt lưng, đó là những vậy kỷ niệm của người con gái được cha mẹ sắm cho từ thưở nhỏ.

Hằng năm, bắt đầu từ khoảng tháng 3 kéo dài đến tháng 5 là lúc những loại trái cây rừng được người dân tìm để thu hoạch. Ở những khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng thuộc huyện Tân Châu hay rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên), các loại cây rừng tự nhiên bắt đầu cho trái.

Dưới những tán cây rừng, từng chùm trái gùi vàng đậm bám dai dẳng trên dây leo chằng chịt, trái trường đỏ tươi trên cành cao đến những trái bứa rừng cứng cỏi nép mình trong lá khô bắt đầu khoe hương hoa và màu sắc của trái chín.

Bên cạnh đó, những thảm cỏ nhân trần thơm thoang thoảng, hoa lan rừng đua nhau khoe sắc, sim tim tím, thành ngạnh mỏng manh khẽ khàng bay trong gió... khiến những khu rừng đã đẹp càng thêm quyến rũ. Tất cả đã tạo nên sản phẩm đặc trưng mang hương vị và màu sắc của rừng Tây Ninh.

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm ở biên giới Việt Nam - Campuchia có diện tích trên 30.000 ha. Nơi đây có hệ sinh thái chuyển tiếp độc đáo giữa Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.

Phải là người giỏi leo trèo, đu cành cao mới có thể hái được gùi.

Trái trường- khi chín có màu đỏ, vị chua.

Gùi thuộc họ dây leo, mọc trong rừng. Trái có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, vị chua thanh đặc trưng.

Sau hơn 2 giờ, anh Phan Trường Lộc (xã Tân Thành, huyện Tân Châu) và nhóm bạn đã thu hoạch được 2 túi gùi.

Bứa rừng (hay còn gọi là măng cụt rừng) có vị chua thanh.

Người dân bày bán các loại trái cây rừng ven đường.

Nhân trần- vị thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi mật, kích thích tiêu hoá.

Từng giò lan kiếm cộng sinh trên thân cây to, hoa phát triển tươi tốt.

Nên mua món quà lưu niệm Lào và đặc sản Lào gì? Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua quà gì sau chuyến du lịch khám phá đất nước Lào xinh đẹp thì lưu ngay bài viết này lại. Không để bạn chờ lâu hơn nữa, khám phá ngay cùng Aivivu xem đó là những thứ gì nhé. Đảm bảo những món quà sau đây sẽ khiến người nhận vô cùng trân trọng đó!