Đâu Là Tác Phẩm Văn Học Của Nguyễn Nhật Ánh

Đâu Là Tác Phẩm Văn Học Của Nguyễn Nhật Ánh

Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Trường Xuân - Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa

Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Trường Xuân - Huyện Thọ Xuân - Tỉnh Thanh Hóa

Tìm hiểu chung về tác phẩm Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

- Nguyễn Khải (1930 – 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, ông sinh ra tại Hà Nội.

- Nhà văn được rèn luyện và trưởng thành trong quân ngũ

- Một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8

Xung đột, Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,.....

Có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lý nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm.

Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa-lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.

- Xuất xứ: Tác phẩm in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải.

- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thống cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

- Thời trẻ là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

- Có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ

Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.

Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội.

Thời chống Mỹ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.

Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, vẫn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần giữa những cựu công dân của Hà Nội.

+ Nếp nghĩ: Vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình: “Vui hơi nhiều… đến làm ăn chứ?”, “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”, “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”, “Chúng mày là người Hà Nội… buông tuồng”, “Xã hội nào cũng phải có… cho mọi giá trị”.

* Tính cách đặc sắc và sinh động

- Một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế:

+ Mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình trước những điều chưa hợp lý của chế độ mới.

+ Với người giúp việc thì coi như người nhà, tình nghĩa như người trong họ.

+ Với thời cuộc, bộc lộ rõ ràng thái độ của mình: “Tao có bộ mặt rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”.

- Một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán

+ Mọi việc cô làm đều có sự tính toán trước: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô có hai dinh cơ, năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún...

+ Cô đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”.

- Một người phụ nữ chu toàn mọi việc, như một nội tướng trong gia đình

+ Đặc biệt quan tâm, coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình, coi là “nội tướng”

+ Gần 30 tuổi bà mới lấy chồng, nhưng lại chọn một anh giáo tiểu học.

+ Việc sinh con: Kết thúc vào năm 40 tuổi. Tình thương con của cô là sự sáng suốt của một người mẹ có tầm nhìn xa, trông rộng.

+ Cô quan tâm, dạy dỗ con cái từ khi còn nhỏ và từ những chuyện nhỏ nhất. Với cô, trách nhiệm quan trọng nhất là tạo dựng nhân cách và chuẩn bị cho con cái một tương lai tốt đẹp.

- Một con người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm

Chuyện hai người con xin đi bộ đội: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”

- Một con người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, luôn nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống.

+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”

+ Câu truyện cây si và những suy nghĩ của cô Hiền.

- Giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.

- Một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

* Nhân vật Dũng: dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi tổ quốc cần, tình nghĩa, đại diện cho thanh niên Hà Nội.

* Nhân vật người mẹ của Tuất: kiên cường, bản lĩnh, biết vượt lên đau thương.

* Những thanh niên Hà Nội và những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”: hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của Hà Nội.

- Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.

- Khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội.

- Gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau.

- Nhân vật cô Hiền là “một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

- Giọng điệu trần thuật: vừa tự nhiên, dân dã, hài hước vừa chiêm nghiệm, suy tư, triết lý.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua suy nghĩ, lời nói, hành động. Nhân vật được cá thể hóa cao độ với lứa tuổi, giai tầng, tính cách, cuộc đời riêng.

Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa: Từ tư tưởng, lý luận đến hành động

Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.

Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:

1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".

Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.  Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.

2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.

Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.

Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.

3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.

Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.

Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.

Đăng lúc: 23/07/2024 09:57:46 (GMT+7)

Sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một sự kiện văn hóa đặc biệt trong một giai đoạn đặc biệt của đất nước.

Tác phẩm đó thể hiện một tư tưởng, một tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, với hạnh phúc của nhân dân. Với cách nhìn của cá nhân mình, tôi xin bày tỏ một số điều sau khi đọc tác phẩm này trong một thời đại cũng như trong một thế giới mà tôi đang được sống, được chứng kiến như sau:

1. Ngày 24 tháng 11 năm 2021, Hội nghị văn hoá toàn quốc được tổ chức dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị diễn ra trong một thời đại mà trong và ngoài nước có quá nhiều biến động và thay đổi. Việt Nam đã và đang có những phát triển hơn bao giờ hết trong nhiều lĩnh vực; chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh tế, giáo dục và tạo được một vị thế công bằng và quan trọng trên thế giới. Nhưng hiện thực cũng cho thấy hay có thể gọi là được ‘’cảnh báo’’ về một hiện trạng trong lẽ sống và lối sống của con người Việt Nam. Không ít những vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đã và đang bị chủ nghĩa thực dụng tấn công và đe dọa. Có lẽ vì điều ấy mà Hội nghị văn hóa toàn quốc được tổ chức sau 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946. Cũng vì lý do đó mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc một diễn văn vô cùng quan trọng về sứ mệnh của văn hoá đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn".

Chúng ta đều nhớ, vào ngày 24 tháng 11 năm 1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Tại Hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi ra một chân lý: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.  Và 75 năm sau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái khẳng định chân lý về sứ mệnh của văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và mở rộng chiều kích của văn hoá trong một thời đại mới với quá nhiều thách thức đối với sự tồn vong và phát triển của Đảng và của đất nước.

2. Trong cuốn sách quan trọng này, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dựng lên một hệ thống lý luận đầy tính khoa học có tính nền tảng về văn hoá và dân tộc, về truyền thống và hiện đại, về phẩm giá con người và lý tưởng. Từ đó đã làm hiện lên tư tưởng của Tổng Bí thư về văn hoá một cách thực tiễn nhất, khoa học nhất và nhân văn nhất. Khẳng định về văn hoá là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mục đích sống, giá trị sống và nhân cách sống của một con người cũng như của một dân tộc. Tổng Bí thư khẳng định khi một con người sống phi văn hoá là một con người có những hành động "ti tiện, đớn hèn, phi pháp và bỉ ổi". Khi nói đến điều đó với những từ ngữ như vậy, chúng ta nhận ra nỗi đau đớn, sự nổi giận của lương tri của người đứng đầu đất nước trước những hành động phi văn hoá, phản văn hoá trong xã hội, đặc biệt trong hệ thống chính trị. Tổng Bí thư cũng nhận ra kẻ thù của dân tộc được đội lốt đạo đức. Tổng Bí thư từng nói: "Đừng thấy đỏ mà tưởng chín", "Chân mình thì lấm bê bê/ Lại cầm bó đuốc đi rê chân người". Đấy là một lối sống giả dối và suy đồi. Đối với một Đảng cầm quyền, những đảng viên có lối sống như vậy chính là những vết hoại tử trong hệ thống chính trị, có nguy cơ tới sự tồn vong của Đảng. Và đối với một đất nước, những con người có lối sống như vậy chính là những ổ dịch bệnh sẽ giết chết nhân tính của một dân tộc.

Rất nhiều người Việt Nam còn nhớ tới một hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự chia sẻ sâu sắc, niềm cảm thông lớn lao và lòng kính trọng với người đứng đầu đất nước. Đó là hình ảnh Tổng Bí thư đã phải rơi nước mắt trong một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cho dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn ngủi nào đó, chân chính không thắng được bất chính, sự dâng hiến cho con người, cho dân tộc không thắng được sự ích kỷ và lòng tham vô độ. Đấy cũng là một trong những lý do mà Tổng Bí thư đã tiến hành công cuộc chống tham nhũng trong những năm vừa qua. Và lớn hơn, Tổng Bí thư thấu hiểu một cách sâu sắc nhất sứ mệnh của văn hoá đối với một dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng". Khi con người sống với một tâm hồn phong phú, sống có tình thương, có lòng nhân ái, sống vì lẽ phải và sự công bằng thì con người biết sống vì người khác, vì dân tộc, có lòng tự trọng để vượt qua nhũng cám dỗ thấp hèn. Thực tế không ít các cán bộ đảng viên có chức quyền đã gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Trong cách nhìn của cá nhân tôi, những đảng viên đó gục gã trước những cám dỗ vật chất không phải do các quy định, do sự giám sát trong hệ thống chính trị mà cụ thể là trong tổ chức Đảng ở các cấp lỏng lẻo mà bởi văn hoá đã không lọt được vào bên trong con người họ. Những vẻ đẹp tràn ngập nhân tính của văn hóa không trở thành khí thở của họ ngày ngày.

Thực tế minh chứng một điều là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực thi sứ mệnh trên cương vị của một người đứng đầu đất nước trong việc bảo vệ sự tồn vong và phát triển đất nước bằng hai con đường song song: luật pháp và văn hoá. Luật pháp là sự nghiêm minh và văn minh của một nhà nước, của một quốc gia, còn văn hoá là tâm hồn và đức hạnh của một dân tộc. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu là thể hiện sự nghiêm minh của một Nhà nước, và lối sống văn minh của một quốc gia, và công cuộc chấn hưng văn hoá là việc xây dựng nhân cách và tư cách của dân tộc.

3. Tác phẩm về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mang tên: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đây là tư tưởng lớn xuyên suốt tác phẩm. Ngay từ đề cương về văn hóa năm 1943 của Đảng, ba mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là: dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá đã trở thành tư tưởng của Đảng về văn hoá. Văn hoá không phải là sự bất động, văn hoá chính là sự chuyển động không ngừng để hoàn thiện những vẻ đẹp của nó qua thời gian, đồng thời mở ra để tiếp nhận những giá trị mới của mỗi thời đại làm phong phú cho nền văn hoá ấy. Tác phẩm về văn hóa Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra nhiều vẻ đẹp, nhiều cấp độ và nhiều kía cạnh mới mẻ và sâu sắc mang tính tư tưởng về văn hóa trong thời đại mới của dân tộc và thế giới.

Lịch sử thế giới cho thấy có những quốc gia bị đánh mất lãnh thổ địa lý và bị xâm chiếm. Nhưng lãnh thổ văn hoá vẫn còn. Lãnh thổ văn hoá nằm trong tâm hồn và nhân cách của mỗi con người thuộc về nền văn hoá ấy. Khi lãnh thổ văn hoá còn thì lãnh thổ địa lý sẽ được phục dựng trong một lúc nào đó. Lịch sử Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Việt Nam bị phong kiến Trung Quốc đô hộ gần 1.000 năm, thực dân Pháp đô hộ gần 100 năm, chiến tranh với người Mỹ gần 20 năm. Nhưng trong suốt những năm tháng dưới ách đô hộ của ngoại bang, văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa. Ngược lại, văn hóa Việt Nam đã làm ra sức mạnh Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Khi bản sắc dân tộc mất thì văn hoá dân tộc mất. Nhưng nếu nền văn hoá dân tộc không có khả năng tiếp nhận những giá trị tinh thần mới của thời đại và thế giới thì nền văn hoá ấy sẽ tách rời khỏi đời sống và nó chỉ còn là một sự bất động. Nó không có khả năng đồng hành và lan toả trong đời sống con người. Nó chỉ là một ký ức và dần dần bị lãng quên trong đời sống. Bởi thế dân tộc hoá và khoa học hoá (sự tiến bộ và văn minh) là những yếu tố sống còn của bất cứ nền văn hoá nào. Và đại chúng hoá là tính ưu việt cao nhất trong sự phát triển của một nền văn hoá. Nghĩa là những giá trị văn hoá phải làm cho mọi người dân được thụ hưởng và trở thành những con người trong vẻ đẹp của nền văn hóa ấy.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt văn hoá lên một tầm cao mới. Tất cả những vấn đề mang tính tư tưởng và chiến lược đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm sáng tỏ hơn bao giờ hết trong tác phẩm của mình. Tổng Bí thư đi từ những vấn đề mang tính vi mô đến những vấn đề vĩ mô và ngược lại trong hệ thống lý luận và tư tưởng của mình về văn hoá trong một thời đại mới. Tư tưởng về văn hoá phải được nghị quyết hoá. Nghị quyết là đường lối, là chiến lược nhưng phải được hành động hoá ở mọi lĩnh vực liên quan đến văn hoá và trong đời sống hàng ngày. Chính vậy mà phần 2 của tác phẩm được Tổng Bí thư đề cập đến những vấn đề vi mô một cách vô cùng tinh tế, sâu sắc, đầy trải nghiệm và có sức lan tỏa lớn. Đó là những bài phát biểu trong Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, trong lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, trong thư gửi báo Văn nghệ Hội nhà văn Việt Nam, trong dịp kỷ niệm thành lập Viện Văn học, trong lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, trong buổi tiếp các đại biểu dự Đại hội gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, tại Trường Đại học Văn hoá, trong thư gửi Tạp chí nghiên cứu văn học... Tư tưởng của Tổng Bí thư ở đây là văn hoá phải được lan toả và trở thành hành động cụ thể, thiết thực trong mọi ngóc ngách của đời sống. Chỉ như thế văn hoá mới thực thi một cách có sức mạnh nhất sứ mệnh của mình. Văn hoá phải hiển hiện trong tư duy, trong cảm xúc và trong hành động của từng con người, từng bộ phận và cả dân tộc ở mọi nơi mọi lúc.

Chưa bao giờ đất nước Việt Nam cần công cuộc chấn hưng văn hóa như bây giờ. Bởi chỉ có văn hóa mới làm ra tâm hồn, làm ra lý tưởng sống và giá trị sống cho con người và cho dân tộc. Chính vì thế, sự ra đời tác phẩm "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng và thực sự cấp bách đối với sự tồn vong và phát triển của dân tộc trong thời đại này. Đấy là con đường duy nhất để dân tộc Việt Nam giữ được độc lập, tự do của mình, để dân tộc Việt Nam làm ra những giá trị cho nhân loại, để con người Việt Nam sống có giấc mơ làm người chân chính và luôn hành động cho giấc mơ kỳ vĩ đó, để đất nước Việt Nam có quyền kiêu hãnh trước mọi quốc gia. Đấy chính là đích mà mỗi người dân và toàn dân tộc Việt Nam bước tới./.

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC

Địa chỉ: Phú Hậu 1, Xã Trường Xuân, Huyện Thọ Xuân SĐT: 0374408758 Email: [email protected]

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam.  Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuồi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,... Năm 13 tuổi, ông đã có thơ đăng báo. Năm 1984, tác phẩm truyện dài đầu tiên Trước vòng chung kết đã định vị tên tuổi của ông trong lòng độc giả và kể từ đó, ông tập trung viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối,… Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.

Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng như: năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn TP HCM chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.