Mẫu Đơn Xin Hỗ Trợ Xây Nhà Tình Nghĩa

Mẫu Đơn Xin Hỗ Trợ Xây Nhà Tình Nghĩa

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách soạn “Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà mới nhất” một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách soạn “Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà mới nhất” một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở cho người có công

Việc hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở cho người có công yêu cầu sự tổ chức và quản lý cẩn thận để đảm bảo công trình được thực hiện một cách công bằng và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy định, điều kiện và quy trình liên quan đến việc hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở cho những người có công với đất nước.

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD quy định về xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở

“Điều 3. Xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở

Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:

a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;

b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung – tường và thay mới mái nhà”.

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC quy định về mức hỗ trợ như sau:

“Điều 4. Đối tượng, mức hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện

2. Mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương):

– 40 (Bốn mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới

– 20 (Hai mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.”

(*) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Biên bản kiểm tra hiện trạng, điều kiện nhà ở thuộc đối tượng được hỗ trợ của UBND cấp xã;

– Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng;

Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực);

– Nơi nộp hồ sơ: Gia đình muốn được hỗ trợ một phần để xây dựng hoặc sửa lại nhà ở, có thể làm hồ sơ gửi lên Ủy ban Nhân dân cấp xã. Sau đó Ủy ban nhân dân cấp xã đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Tải ngay: Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà mới nhất

Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “tất cả vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân”, những năm qua, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm, hướng tới việc chăm lo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân còn khó khăn. Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở do Bộ Công an vận động, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tài trợ kinh phí theo hình thức hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.

Hiện trên cả nước vẫn còn nhiều hộ gia đình có cuộc sống khó khăn, một bộ phận đồng bào chưa có nhà ở hoặc đã có nhà nhưng tạm bợ, nguy cơ sập đổ rất cao, không đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa bão, lũ lụt, gió lốc, triều cường. Yêu cầu đặt ra là tiếp tục chung sức xóa đói, giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội đặt ra cấp thiết; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và hưởng ứng phong trào thi đua cao điểm 450 ngày mà Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động toàn hệ thống chính trị vào cuộc, phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ hoàn thành mục tiêu xóa 153.000 nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Bộ Công an tiếp tục gương mẫu đi đầu đóng góp thiết thực vào mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn quốc đã có 12 tỉnh được Bộ Công an hỗ trợ với tổng số trên 12.000 căn nhà. Những căn nhà mới khang trang đã góp phần hỗ trợ người nghèo trên địa bàn ổn định sinh hoạt, yên tâm sản xuất, từ đó góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, lan tỏa ý nghĩa nhân văn, sâu sắc của chương trình.

Đối với các hộ dân bị mất nhà do thiên tai, bão lũ, Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an đã yêu cầu Công an cơ sở phải tập trung rà soát, kịp thời tham mưu Công an cấp tỉnh báo cáo ngay về Bộ để triển khai hỗ trợ sớm nhất, nhanh nhất, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, tuyệt đối không được chậm trễ.

Sự chỉ đạo nhân văn và quyết liệt của Bộ trưởng Lương Tam Quang cũng đã lan tỏa tới Giám đốc Công an các địa phương. Điều đặc biệt hơn, trong suốt quá trình thực hiện chủ trương ý nghĩa này của Bộ Công an, ở thực địa các công trình xây dựng nhà ở cho người dân, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có hình ảnh của lực lượng Công an, nhất là lực lượng Công an cơ sở trực tiếp hỗ trợ, góp phần hoàn thiện những ngôi nhà bằng trái tim ấm áp nghĩa tình.

Trong đợt mưa lũ tháng 7 vừa qua, Bộ Công an đã vận động nguồn lực, hỗ trợ ngay lập tức xây dựng 118 căn nhà bị sập đổ hoàn toàn do sạt lở đất cho các hộ dân tại 10 địa phương; đang tiếp tục rà soát, hỗ trợ xây dựng mới 466 căn bị sập đổ do hậu quả của cơn bão số 3 tại các tỉnh phía Bắc.

Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an cho biết, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tham mưu Bộ trưởng có hướng dẫn rất cụ thể đối với Giám đốc Công an các tỉnh, khẩn trương phối hợp chính quyền địa phương, nhất là các cơ quan chức năng quản lý đất, tài nguyên và môi trường, chính quyền cấp xã nơi các hộ gia đình bị mất nhà để khẩn trương bố trí quỹ đất hợp pháp, đất được hỗ trợ từ người thân (bố mẹ, anh chị em ruột...), được pháp luật cho phép, có sự xác định của cơ quan chức năng về quản lý đất để làm nhà cho bà con. Đối với các hộ gia đình không có điều kiện như vậy thì đề nghị chính quyền xã bố trí đất tái định cư theo quy định của pháp luật để khẩn trương xác định các nền nhà.

Ngay sau khi Bộ Công an phát động, Công an các tỉnh Sơn La, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình… vào cuộc chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở làm nhà hỗ trợ người dân. Hiện đã hoàn thành và bàn giao 26 căn nhà tại Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình và đang xây dựng 44 căn nhà của đợt 1. Do tình hình bão lũ, đặc biệt là bão số 3 khiến công tác làm nhà có lúc phải dừng lại để ưu tiên tập trung chống bão, hoặc do một số hộ dân ở địa bàn xung yếu, hiểm trở, mưa kéo dài, khó thi công, hay chưa xác định được đất hợp pháp... Song tất cả đều cố gắng hoàn thành sớm theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng.

Đặc biệt trong đợt bão số 3 vừa qua, nhiều gia đình bị thiệt hại nặng nề, mất nhà cửa, không có nơi sinh sống, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tiếp tục chỉ đạo Công an 6 tỉnh phía Bắc phối hợp triển khai xây dựng 466 căn nhà cho các hộ dân có nhà bị sập, đổ hoàn toàn, không sử dụng được.

Đối với đợt làm nhà thứ hai sau cơn bão số 3, Bắc Kạn đã hoàn thành 4/5 căn nhà Bộ giao trước tiến độ. Công an các tỉnh còn lại cũng đang tích cực đẩy nhanh việc hỗ trợ làm nhà cho người dân với tinh thần không để bất cứ người dân nào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, bị rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất" và sớm có cuộc sống ổn định để lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc...

Ngày 27/9/2024, tại huyện Si Ma Cai (Lào Cai), Bộ Công an cũng chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã tiến hành khởi công xây dựng 2 ngôi nhà tại xã Sán Chải và Thị trấn Si Ma Cai tặng các hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3, trong tổng số 42 nhà trên địa bàn toàn tỉnh. Ngày 7/10/2024, Công an thành phố Lào Cai tổ chức khởi công nhà cho 1 hộ gia đình tại xã Cam Đường bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3.

Không chỉ đối với 6 tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề do bão số 3, Công an các tỉnh, thành phố khác trên cả nước đã có những chương trình ủng hộ ý nghĩa, hỗ trợ người dân. Vừa qua, Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với các đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức ủng hộ 500 triệu đồng (trong đó, hỗ trợ xây dựng mới 5 nhà, mỗi nhà 80 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa 2 nhà, mỗi nhà 50 triệu đồng) đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại địa bàn các xã Thanh Tân, Thanh Thủy, Thanh Hải, Thanh Nghị và thị trấn Kiện Khê.

Nhờ có chủ trương hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo của Bộ Công an, sự chung tay của các nhà hảo tâm, của cấp ủy chính quyền địa phương, ước mơ có một ngôi nhà kiên cố của nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn trở thành hiện thực. Với điều kiện sống mới, người dân có động lực, khí thế mới yên tâm lao động, sản xuất, tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc tại địa bàn, đồng thời lan tỏa các giá trị nhân văn, trở thành nét đẹp trong đời sống cộng đồng, tô đậm thêm truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam.

Đơn xin hỗ trợ chi phí học tập năm 2023 - 2024 là một trong những mẫu đơn thông dụng được sử dụng vào dịp đầu năm học.

Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập được cá nhân học sinh, sinh viên đang học tại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Đại học, cao đẳng, trung cấp lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị về việc được hỗ trợ học tập. Nội dung trong mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn và có sự xác nhận của cơ sở đào tạo. Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập mới nhất hiện nay được thực hiện theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành. Vậy sau đây là 2 mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập mời các bạn cùng theo dõi tại đây.