Quản trị đại học luôn được coi là đòn bẩy để cải thiện chất lượng giáo dục tại mỗi quốc gia, là công cụ hữu hiệu giúp các cơ sở giáo dục đại học đạt được mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Học viện Tài chính đã chia sẻ tham luận về vấn đề này trong Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 vừa qua.
Quản trị đại học luôn được coi là đòn bẩy để cải thiện chất lượng giáo dục tại mỗi quốc gia, là công cụ hữu hiệu giúp các cơ sở giáo dục đại học đạt được mục tiêu, sứ mệnh đã đề ra. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Thiều, Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Học viện Tài chính đã chia sẻ tham luận về vấn đề này trong Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 vừa qua.
Mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở Malaysia
Tập đoàn hóa đại học công lập ở Malaysia là "tập đoàn hóa trong quản trị đại học" (corporatisation-in-governance). Theo đó Nhà nước mặc dù cắt giảm một phần ngân sách nhưng vẫn tiếp tục phân bổ để đảm bảo ngân sách nhà nước chiếm tỉ trọng đa số trong tổng chi tiêu thường xuyên của các trường để hỗ trợ trường đại học công lập hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh tài chính, tiền tệ có nhiều khó khăn bao gồm cả khủng hoảng.
Các trường có quyền huy động nguồn thu từ việc tăng học phí, mở rộng tuyển sinh, tăng cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp và nhà nước, cho bên ngoài thuê mượn các cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường và sử dụng nguồn thu để kinh doanh, sản xuất, cung cấp dịch vụ. Trong khi đó, nhà nước vẫn tiếp tục sở hữu các tài sản của nhà nước ở các trường đại học công lập và vẫn tiếp tục cấp phát ngân sách và tài trợ cho nhà trường đầu tư vào các chương trình, dự án đòi hỏi đầu tư chiều sâu.
Tăng tự chủ đại học trong quản trị học thuật và nhân lực học thuật. Do mở rộng và tự chủ nguồn thu nên nhà trường có thể xây dựng và thực hiện cơ chế đãi ngộ, trả lương hấp dẫn để vừa phát triển và vừa duy trì được đội ngũ khoa học không bị "chảy máu chất xám" (brain drain) từ đại học công lập sang khu vực tư nhân.
Hệ thống tài chính giáo dục đại học từ năm 1993 đến nay dựa trên tài chính của chính phủ và đa kênh tài trợ.
Quản trị giáo dục đại học ở Trung Quốc trải qua các cải cách. Các cải cách giáo dục đại học được thực hiện như một phần của cải cách khu vực kinh tế trong những năm 1980 để mang lại những thay đổi cho mối quan hệ giữa giáo dục đại học, nhà nước và thị trường. Quyết định chính sách liên quan giáo dục đại học cũng được thực hiện bởi hội đồng nhà nước và Bộ Giáo dục cho các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học khác thực hiện ở cấp trường. Chi phí giáo dục đại học được chia sẻ giữa chính phủ và sinh viên.
Hệ thống giáo dục đại học của Đức được Nhà nước bao cấp, sinh viên đi học chỉ đóng một phần học phí rất thấp, kể cả sinh viên nước ngoài. Việc miễn phí giáo dục đại học đã giảm đi tính cạnh tranh trong đào tạo đại học của Đức. Các giáo sư và nhân viên trở thành công chức nhận lương theo thâm niên. Lương giáo sư thấp, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, nhiều giảng viên và chuyên gia giỏi đã làm việc cho nước ngoài, sinh viên giỏi cũng đi học ở nước ngoài. Hệ thống giáo dục đại học của Đức thiếu năng động, có nguy cơ bị tụt hậu so với một số nước ở châu Âu.
Do vậy, Chính phủ Đức đang thực hiện cải cách giáo dục, thực hiện thu học phí đại học, trao quyền tự chủ cho trường phổ thông và đại học, xây dựng chế độ tuyển chọn giảng viên giỏi, trả lương cao, tăng cường trách nhiệm ở các cơ sở giáo dục như có quyền quyết định về nhân sự cũng như nội dung hoạt động. Xây dựng các trường đại học danh tiếng, hội nhập quốc tế và tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục.
Tại Đức hệ thống trường đại học có ba loại hình: Trường đại học tổng hợp (University): chuyên sâu về nghiên cứu, học nhiều về lý thuyết; trường đại học khoa học ứng dụng (Universities of applied sciences): thiên về học thực hành; trường đại học thực hành Berufsakademie (University of Cooperative Education): gắn chặt giữa lý thuyết và thực hành và trường về nghệ thuật, phim ảnh và âm nhạc (Colleges of art, film, Music). Chính sách giáo dục đại học của Đức thể hiện tính ưu việt, sự công bằng và khuyến khích khả năng học tập của các sinh viên.
New Zealand đều đã trải qua việc phân quyền hoàn toàn trong hệ thống giáo dục. Trách nhiệm trước đây đang tùy thuộc vào giới chức giáo dục ở cấp quốc gia và cấp vùng, nay được trao lại cho các trường ở địa phương. Hơn nữa, việc quản trị nhà trường đã được chia sẻ một cách phù hợp với luật pháp giữa giáo viên, phụ huynh học sinh, cư dân địa phương, với số lượng thành viên đông hơn nhiều. Có rất ít thay đổi thực sự trong hệ thống giáo dục của New Zealand trong thế kỷ của giáo dục với một cơ chế quản lý tập trung rất mạnh.
Mô hình bán độc lập trong quản trị đại học tại Singapore
Tại Singapore, có 3 trường đại học lớn là Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore – NUS), Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University – NTU), Đại học quản lý Singapore (Singapore Management University –SMU) được tự chủ hoàn toàn nhưng vẫn nhận ngân sách tài trợ từ chính phủ.
Các đại học này tự chủ về quản trị, học phí, tiêu chuẩn tuyển sinh, trả lương cho cán bộ giảng viên, sử dụng, phát triển hiệu quả nguồn tài chính hướng đến phát triển học thuật và tất cả vì danh tiếng nhà trường. Hội đồng trường được trao quyền giám sát, thực thi các mục tiêu theo chiến lược của chính phủ và kiểm soát hệ thống đảm bảo chất lượng. Rõ ràng cơ chế tự chủ đặc biệt là cơ chế tự chủ tài chính của Singapore có rất nhiều ưu điểm, đã phát huy được quyền làm chủ của trường đại học gắn với cơ chế giải trình.
Hệ thống GDĐH của Hoa Kỳ chịu nhiều ảnh hưởng của giáo dục châu Âu, đặc biệt là Anh và Đức. Tuy nhiên, GDĐH của Hoa Kỳ không bị ràng buộc bởi các khuôn phép theo kiểu châu Âu cũ mà lựa chọn mô hình tự chủ đại học tuyệt đối. Hoa Kỳ không có hệ thống quản lý giáo dục quốc gia (trừ các học viện quân sự và các trường học dành cho người Mỹ bản địa), các cơ sở GDĐH không chịu sự chỉ đạo, quản lý của bất kỳ cơ quan trung ương nào, trách nhiệm chủ yếu của các tiểu bang. Các tiểu bang chỉ quản lý một phần, bằng việc đầu tư một khoản kinh phí và cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị.
Hệ thống GDĐH của Hoa Kỳ được xem là tốt nhất thế giới. Điều này có được không chỉ là do nguồn lực tài chính dồi dào, mà còn bởi quyền tự chủ rất cao của các cơ sở GDĐH. Chính quyền tự chủ này tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học do không bị chi phối bởi các thủ tục hành chính nặng nề, các cơ quan quản lý cồng kềnh. Đồng thời, cơ chế tự chủ của Hoa Kỳ đã tạo ra môi trường cạnh tranh, khuyến khích nghiên cứu khoa học, đổi mới và sáng tạo. Nguồn tài chính chủ yếu của các cơ sở GDĐH từ nghiên cứu, đầu tư, dịch vụ, học phí và tài trợ.
Hiện nay, Anh đang đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học theo hướng trao quyền tự chủ cho các trường đại học, thực hiện chủ trương tư nhân hóa với các hình thức và cấp độ khác nhau, như chuyển một số trường công thành trường tư, trường công tự chủ hoàn toàn, quản lý giáo dục theo mô hình doanh nghiệp – công ty, thực hiện mối quan hệ đối tác giữa đại học công – tư. Tăng cường quản lý vĩ mô của nhà nước về nội dung, chương trình chuẩn và chất lượng giáo dục. Trường tư cũng phải phục vụ mục đích công, sản phẩm đầu ra của trường công và trường tư phải như nhau, có sự đối xử bình đẳng giữa trường công và trường tư. Vì vậy, các trường đại học tư có thể được nhận sự tài trợ của Chính phủ.
Nguồn thu của các trường đại học chủ yếu là từ học phí của sinh viên và các nguồn tài trợ khác, chỉ có 3% là trợ cấp nghiên cứu của Chính phủ Trung ương và một phần nhỏ từ các chính quyền địa phương.
Hệ thống giáo dục đại học của Nhật bản được xây dựng và quản lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản đó là độc lập, tự chủ và tự do sáng tạo, hay còn gọi là nền giáo dục đại học khai phóng. Các trường đại học của Nhật về cơ bản được chia thành ba loại: đại học quốc gia (national universities); đại học công lập (public universities), và đại học tư.
Các trường đại học quốc gia, được thành lập ở tất cả các địa phương để nhằm mục đích cải tiến và phát triển cân bằng của giáo dục đại học và nghiên cứu học thuật Nhật Bản, đã đóng vai trò quan trọng như các trung tâm nghiên cứu địa phương. Từ năm 2004, các trường này đã được công nhận như các công ty/tập đoàn nhằm nâng cao tính độc lập và tự chủ của mỗi trường để tăng cường các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Các trường đại học công lập, được thành lập và quản lý bởi chính quyền/địa phương, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ hội giáo dục đại học cho người dân địa phương và các trung tâm trí thức và văn hóa trong cộng đồng địa phương. Các trường đại học tư thục chiếm khoảng 80% số lượng các trường đại học trên toàn nước Nhật và có khoảng 80% sinh viên đại học theo học.
"Tự chủ đại học về mặt bản chất không có gì khác ngoài việc thực hiện mục tiêu tự thân vận động để tồn tại và phát triển trong thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt của môi trường giáo dục toàn cầu hóa. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng tự chủ đại học là một mô hình quản trị và phương thức vận hành của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học chứ không phải là một mục tiêu hướng tới của tất cả các trường đại học.
Trong thực tế, hiện tất cả các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới đều đang thực hiện cơ chế tự chủ của riêng mình bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng mỗi nền giáo dục đại học và thậm chí mỗi cơ sở giáo dục đại học lại thường có những cách hiểu, phương thức áp dụng mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ rất khác nhau. Điều đó có nghĩa là hiện thế giới không tồn tại một mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ thống nhất và chung nhất tuyệt đối cho toàn bộ", PGS Thiều cho hay.
Sáng nay 7.10, Trường Đại học VinUni tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2023 – 2024. Chủ đề năm học mới của nhà trường là "Chinh phục những chân trời mới".
Năm học mới 2023 –2024, là năm học đánh dấu mốc quan trọng của VinUni khi có lứa sinh viên đầu tiên sẽ tốt nghiệp. Các sinh viên đến từ 4 Viện bao gồm: Viện Khoa học Sức khoẻ, Viện Kinh doanh Quản trị, Viện Kỹ thuật & Khoa học máy tính và Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng
Năm học 2023 – 2024 cũng là dấu mốc quan trọng khi VinUni là trường đại học đầu tiên chính thức ứng cử trở thành University Chair của Việt Nam trong mạng lưới UNESCO University Chairs thế giới, ở lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững.
UNESCO đang kêu gọi các trường đại học trên thế giới tham gia đóng góp vào việc thực hiện những mục tiêu trên lĩnh vực Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của thế giới. Hiện nay trong mạng lưới UNESCO University Chairs có 914 trường đại học từ hơn 120 quốc gia tham gia.
Những dấu mốc đầu tiên ghi danh quốc tế
Phát biểu tại lễ khai giảng, Tiến sĩ Lê Mai Lan – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học VinUni cho biết: 3 năm qua, VinUni đang có bước đi quyết liệt và nhanh chóng trong việc thu hút nhân tài, kiểm định chất lượng, xây dựng nội lực để vững vàng tiến lên chinh phục đẳng cấp quốc tế cao nhất.
Là một đại học trẻ tuổi và năng động, mỗi năm VinUni lại tiếp tục chinh phục những dấu mốc, những lần đầu tiên của mình với các dấu mốc quan trọng, cụ thể:
Năm học 2022-2023 vừa qua, VinUni trở thành trường đại học trẻ tuổi nhất trong lịch sử các đại học châu Á Thái Bình Dương đạt chứng nhận QS 4 sao toàn diện và có tới 7 tiêu chí đã đạt chuẩn 5 sao.
Viện Khoa học sức khỏe của VinUni chính thức trở thành cơ sở đào tạo y khoa đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định quốc tế ACGME-I của Hội đồng kiểm định chất lượng Quốc tế các Chương trình Giáo dục Y khoa Sau đại học Hoa Kỳ
Những sinh viên đầu tiên của VinUni đã chính thức chinh phục bậc học thạc sĩ tại các trường Ivy danh giá như Cornell và U Penn, và nhận học bổng toàn phần của Vingroup để theo đuổi ước mơ của mình.
Đã có các sinh viên đầu tiên start-up doanh nghiệp của mình, có được khách hàng đầu tiên, tuyển dụng những nhân viên đầu tiên. Đã có sinh viên có bài báo khoa học đầu tiên được đăng tải trên các tạp chí danh tiếng nhất.
Tiến sĩ Lê Mai Lan chia sẻ, tại Giảng đường VinUni, hàng loạt các sự kiện khoa học quốc tế lần đầu tiên đã diễn ra, thu hút và kết nối trí tuệ của hàng trăm học giả danh tiếng, trong đó có cả các nhà khoa học đạt giải Nobel, giải VinFuture. Tất cả đều cùng mục đích khoa học phụng sự nhân loại.
Năm học tới đây đánh dấu một năm học đặc biệt, khi VinUni sẽ có lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp ra trường. Trường sẽ đồng hành và tạo các cơ hội tốt nhất cho các em trong sự nghiệp, đồng thời thúc đẩy việc chinh phục những đỉnh cao mới trong chất lượng đào tạo, hợp tác quốc tế, mở rộng nghiên cứu trong các lĩnh vực sức khỏe thông minh, môi trường thông minh, kinh tế số, chuyển đổi số và tiên phong tham gia mạng lưới các trường Đại học xanh, bền vững của UNESCO….
“Trường đại học xuất sắc – nơi đào tạo nhân tài cho tương lai”
Phát biểu tại lễ khai giảng PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Với giá trị “Xuất sắc” mà Nhà trường đã lựa chọn, VinUni có thể coi là mô hình tiên phong trong quản trị đại học, trong đào tạo và nghiên cứu, trong khởi nghiệp sáng tạo, trong liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong hội nhập và quốc tế hóa giáo dục, đồng thời xây dựng môi trường giáo dục mở, hướng tới phục vụ cộng đồng ngày một tốt hơn.
Với quyết tâm và nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên của nhà trường, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học tin rằng Trường Đại học VinUni sẽ thực hiện thành công mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh trở thành “Trường đại học xuất sắc – nơi đào tạo nhân tài cho tương lai”, sớm trở thành một trường đại học đẳng cấp ở Việt Nam và trong khu vực, góp phần đào tạo nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho đất nước".
Mỗi giảng viên thổi bùng lên tia sáng cho trí sáng tạo của sinh viên
Bắt đầu từ năm học mới này, Giáo sư – Bác sĩ David Bangsberg đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng kiêm Viện trưởng Viện Khoa học Sức khỏe Trường Đại học VinUni , bắt đầu từ năm học mới 2023-2024.
Phát biểu tại lễ khai giảng, Giáo sư – Bác sĩ David Bangsberg, tân Hiệu trưởng trường ĐH VinUni chia sẻ: "Tôi đến VinUni vì nơi đây có hệ thống cơ sở vật chất hàng đầu, một trong những nơi tốt nhất mà tôi từng thấy. Thư viện, phòng thí nghiệm mô phỏng, Trung tâm sức khỏe thông minh, Trung tâm Khởi nghiệp đều khang trang, hiện đại. Nơi đây có đội ngũ giảng viên giỏi nhất thế giới đến từ hơn 20 quốc gia. Nơi đây đã trường thu hút được sinh viên từ khắp Việt Nam và khắp Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Phi".
Giáo sư – Bác sĩ David Bangsberg cho biết: "Tôi bắt đầu mỗi ngày tại VinUni bằng việc uống cà phê với sinh viên. Tôi làm điều này bởi vì tôi nhận được năng lượng từ việc lắng nghe những khát vọng của sinh viên, nuôi dưỡng khát vọng ấy lớn hơn một chút, lập chiến lược giúp các em hiện thực hoá khát vọng của mình.
Trong tháng đầu tiên tôi uống cà phê với sinh viên, tôi đã gặp những em có ý tưởng và hoài bão lớn lao. Sinh viên của chúng tôi có sự hứng thú rõ rệt với việc học tập, sáng tạo và đưa ra các sáng kiến. Chính các em - sinh viên VinUni - các em truyền cảm hứng cho tôi mỗi ngày. Mỗi giảng viên của chúng tôi đang thổi bùng lên tia sáng cho trí sáng tạo của sinh viên. Đội ngũ giảng viên và cán bộ nhân viên đang giúp sinh viên của chúng tôi tiếp thu kiến thức và xây dựng các kỹ năng để tạo ra sự khác biệt tích cực trên thế giới".
Giáo sư Bangsberg đã giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Y khoa Harvard, trường Y tế công cộng Harvard T. H. Chan, cũng như trường đại học California, San Francisco.
Trước khi gia nhập VinUni, Giáo sư Bangsberg giữ vai trò Hiệu trưởng sáng lập của Trường Y tế Công cộng, Đại học Khoa học Sức khỏe Orego và Đại học Portland, Mỹ.
Là Hiệu Trưởng sáng lập, Giáo sư Bangsberg đã thúc đẩy việc thành lập Quỹ Học Bổng Hiệu Trưởng nhằm hỗ trợ học phí cho các sinh viên tài năng.
Đến nay, Quỹ này trao hơn nửa triệu USD để hỗ trợ học phí cho các sinh viên. Tính đến năm 2022, ông đã lãnh đạo các hoạt động thu hút tài trợ lên tới hơn 26 triệu USD cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến chăm sóc sức khỏe, cải cách y tế, xã hội…
Giáo sư Bác sĩ Bangsberg từng là Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Toàn cầu tại Bệnh viện Massachusetts General – bệnh viện đào tạo lớn nhất của Trường Y khoa Harvard. Ông là một trong các nhà khoa học xuất sắc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực y khoa.
Trong sự nghiệp của mình, ông đã có 498 công trình nghiên cứu, được trích dẫn tới 54,000 lần và đạt chỉ số h-index 116. Giáo sư đã có những cống hiến lớn lao với nền y học toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống và điều trị HIV/ AIDS, y học nội khoa, miễn dịch học, bất bình đẳng về sức khỏe của người nghèo đô thị.
Ông đã gây quĩ thành công hơn 70 triệu USD kinh phí cho nghiên cứu. Năm 2007 ông được Tạp chí Science vinh danh là nhà nghiên cứu HIV/AIDS được tài trợ lớn thứ hai toàn cầu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Lê Mai Lan – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học VinUni chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi Giáo sư Bangsberg sẽ đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng lâm thời kiêm Viện trưởng Viện Khoa học Sức khỏe của VinUni. Giáo sư hội tụ cả phẩm chất tận tâm, thấu cảm của người bác sĩ; cũng như năng lực kết nối của nhà lãnh đạo tầm cỡ và sự chính xác, thông tuệ của một nhà khoa học xuất sắc. Chúng tôi tin rằng, Giáo sư bác sĩ Bangsberg sẽ đặt một dấu ấn mới, thúc đẩy sự phát triển của VinUni trên con đường trở thành một trường Đại học trẻ xuất sắc, hướng tới đẳng cấp thế giới”.
Dưới đây là một số hình ảnh lễ khai giảng tại Trường Đại học VinUni: