Những Áp Lực Của Sinh Viên Đại Học

Những Áp Lực Của Sinh Viên Đại Học

'Ở Harvard, sinh viên sẽ được đưa cho một chiếc phao và bạn sẽ phải tự học bơi hoặc chết chìm', Tôn Hà Anh sinh viên năm cuối ngành Kinh tế Đại học Harvard chia sẻ.

'Ở Harvard, sinh viên sẽ được đưa cho một chiếc phao và bạn sẽ phải tự học bơi hoặc chết chìm', Tôn Hà Anh sinh viên năm cuối ngành Kinh tế Đại học Harvard chia sẻ.

Khi áp lực học tập lan sang phụ huynh

Mùa hè năm nay, trường trung học Kojimachi ở Tokyo đã “bắn phát súng đầu tiên” thông báo kế hoạch bãi bỏ bài tập về nhà trong kỳ nghỉ hè và kêu gọi kết thúc các kỳ thi “vô nghĩa” vắt kiệt sức học sinh.

“Không bài tập về nhà, không giáo viên chủ nhiệm lớp, thi giữa kỳ và cuối kỳ cũng không” trở thành khẩu hiệu của trường. Khi được hỏi liệu điều đó có ổn không, hiệu trưởng Kojimachi Kudo Yuichi đã không ngần ngại trả lời “Tất nhiên là ổn.” Mặc dù nhận được rất nhiều sự đồng tình, nhưng một số khác lại quan ngại cách làm này chỉ hiệu quả đối với các trường điểm như Kojimachi.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ikoyo tiến hành khảo sát trên 768 phụ huynh đã cho thấy có 53% người được hỏi tin rằng bài tập hè là cần thiết cho con trẻ. Ngược lại chỉ có 15% phụ huynh nghĩ điều này là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ suốt ngày rong chơi không màn đến bài tập thì đến khi mùa hè sắp kết thúc, không phải một mình đứa trẻ mà là cả gia đình đều bị cuốn vào “trận chiến” với cả đống bài tập. Không cha mẹ nào có thể làm ngơ trước vẻ mặt khẩn khoản tội nghiệp của con mình, một phần là do họ không muốn con bị điểm kém ngay trong ngày đầu tiên trở lại trường.

Có những phụ huynh thậm chí còn cho phép con sử dụng dịch vụ làm bài tập thuê trên Internet. Chỉ cần lên mạng tìm kiếm từ khóa 宿題代行 (Shukudai daikou), một loạt trang web nhận làm bài tập thuê sẽ hiện ra trên kết quả tìm kiếm. Giá cả đa dạng phụ thuộc vào từng loại bài tập, chẳng hạn như 500 yên (khoảng 110.000 đồng) cho một trang bài tập Toán, 10.000 yên (khoảng 2.000.000 đồng) cho năm trang viết cảm nhận về quyển sách đã đọc hay 5.000 yên (khoảng 1.100.000 đồng) cho một bài nghiên cứu tự do. Tuy nhiên, gần đây một số trang web đã ký thỏa thuận với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ về việc hạn chế loại hình dịch vụ này.

Thiết nghĩ thay vì tìm những trang web làm bài tập thuê, cha mẹ nên để cho con cái tự giác thực hiện “nghĩa vụ” của mình. Ảnh: michealmossbooks.

Trung bình một người Nhật dành mười hai mùa hè niên thiếu của mình để hoàn thành bài tập về nhà. Rất may là khi lên Đại học đã không còn khái niệm “bài tập về nhà” nữa, nhưng bốn năm Đại học trôi nhanh như cái chớp mắt, những người trẻ lại bước tiếp vào guồng quay công việc chóng mặt để rồi sau này khi hồi tưởng lại, những ngày hè thuở xưa đã thực sự trở thành một miền ký ức xa xăm.

GD&TĐ - Ngày 18/8, Trường ĐH Ngoại thương đã trao bằng đại học chính quy cho các tân cử nhân theo học tại trụ sở chính Hà Nội và Cơ sở Quảng Ninh.

Buổi lễ được tổ chức trang trọng tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Tham dự có 2038 sinh viên Trụ sở chính Hà Nội và 103 sinh viên Cơ sở Quảng Ninh, 157 sinh viên đại học hình thức vừa làm vừa học đã hoàn thành chương trình đào tạo và được công nhận tốt nghiệp; cùng dự có đại diện lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương và đông đảo các bậc phụ huynh.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: Con đường nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ không nhẹ nhàng, không đơn giản, có khi gập ghềnh và bất lợi nhưng chúng ta sẽ luôn luôn chọn sự tử tế, luôn sống với lòng biết ơn cuộc đời từ những điều nhỏ bé, luôn sẵn lòng sẻ chia và trao sự yêu thương, giúp đỡ với người cần nó, biết lắng nghe và cúi mình trước điều to lớn trong biển tri thức nhân loại để tích lũy kiến thức cho mình, trở thành một công dân toàn cầu có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và trên hết là trách nhiệm với xã hội.

Tổng kết khóa học, lãnh đạo nhà trường đã ghi nhận đây là sự tận tâm, lòng nhiệt huyết từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ viên chức nhà trường, các sinh viên đã không ngừng nỗ lực và cố gắng để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình đào tạo tại Trường. Trong số 2141 sinh viên đại học chính quy tốt nghiệp có ~23,3% sinh viên đạt kết quả học tập loại xuất sắc, ~49,9% sinh viên đạt kết quả học tập loại giỏi, tỷ lệ xuất sắc và giỏi chiếm gần ~73,2%.

Các sinh viên tốt nghiệp không chỉ đạt kết quả tốt trong học tập mà còn đạt được những thành tích nổi bật trong nhiều mặt hoạt động như: hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng, thành tích trong các đấu trường, cuộc thi chuyên môn và năng khiếu trong và ngoài nước,... Tại buổi lễ, Hiệu trưởng Nhà trường đã trao tặng Giấy khen và huy chương cho 28 tân cử nhân đạt danh hiệu Thủ khoa tốt nghiệp toàn khóa của Trụ sở chính Hà Nội, Cơ sở Quảng Ninh và tôn vinh, khen thưởng cho 23 sinh viên tiêu biểu.

Đại diện cho sinh viên phát biểu tại buổi lễ, bạn Nguyễn Khánh Linh - Thủ khoa chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ĐHNNQT, khoá 59 cho biết: Trong bốn năm qua, ngoài những đặc sản như những con ngõ ẩm thực, lớp học khiêu vũ, sinh viên Ngoại thương chúng em còn được trải nghiệm một “đặc sản” khác – “áp lực đồng trang lứa”, hay quen thuộc hơn là “peer pressure”.

Chắc hẳn các bạn tân cử nhân hôm nay đều đã từng trải nghiệm cảm giác tự ti khi hằng ngày đến trường đều gặp những “chiến thần học bổng”, các chủ tịch CLB năng động bản lĩnh, hay những bạn với giọng hát hay, bước nhảy đẹp. Chúng ta ngưỡng mộ khi bạn bè đạt thành tích cao trong các cuộc thi sinh viên hay trúng tuyển vào các tập đoàn lớn với mức lương nghìn đô ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chính vì vậy mà sinh viên Ngoại thương không chỉ đóng khung trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh; chúng ta dám thử sức ở nhiều ngành nghề, nhiều vai trò, và hầu như nơi nào chúng ta cũng có thể bắt gặp sinh viên Ngoại thương với những con người tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng. Áp lực đồng trang lứa tuy đôi lúc khiến ta mệt mỏi nhưng cũng là động lực để chúng ta phát triển, toả sáng theo cách của riêng mình và trở nên “Khác biệt để dẫn đầu”.

Ở Ngoại thương, chúng ta đã học được cách làm quen với những áp lực, biết cách bước qua những hoài nghi, thất vọng để nỗ lực phấn đấu, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Hành trang quý giá mà Ngoại thương dành cho chúng ta là sự tự tin, kiên định, và lòng dũng cảm, dám thử thách bất cứ khó khăn nào và hành trang ấy chắc chắn sẽ giúp chúng ta vững chân trên con đường phía trước.

Áp lực đã tạo ra những sinh viên Ngoại thương đầy bản lĩnh và không bao giờ đầu hàng trước khó khăn. Môi trường Ngoại thương đã dạy chúng ta cách đối mặt với áp lực và biến áp lực thành cơ hội. Trong lúc chúng ta đang hoang mang và nghi ngờ bản thân cũng là lúc chúng ta học cách lắng nghe chính mình, hiểu rõ điều mình mong muốn và cần phải làm gì để đạt được điều đó. Chúng ta dám nghĩ những điều mới mẻ, dám thử và dám làm.

“Với tuổi trẻ, các em đang mang trong mình những hoài bão, các em đang ấp ủ và nuôi dưỡng những điều lớn lao tốt đẹp. Hoài bão của tuổi trẻ đã thúc đẩy các em, dẫn dắt các em, nảy sinh ngọn lửa sáng tạo, nuôi dưỡng ước mơ lớn dần, khi đó không còn là hoài bão của cá nhân mà đã gom góp trở thành hoài bão, động lực cho sự phát triển của xã hội". - PGS Bùi Anh Tuấn nhắn gửi tới các tân cử nhân