Xin việc làm thêm tại Nhật Bản nói khó thì không khó, mà nói dễ cũng chẳng dễ nếu bạn không thể hiện được sự quan tâm và nhiệt huyết đối với nhà tuyển dụng. Làm thêm là vấn đề luôn được các du học sinh tại Nhật Bản quan tâm, bởi ngoài việc kiếm thêm thu nhập để trang trải các khoản chi phí học tập và sinh hoạt tại Nhật, các em còn có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa và tiếp xúc với người dân nơi Nhật Bản, tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm sống vô cùng quý giá. Tuy nhiên, kiếm được việc làm thêm tại Nhật Bản không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khu vực bạn sinh sống có sẵn việc làm thêm không, khả năng tiếng Nhật của bạn có tốt không, bạn có phải là một người nhanh nhẹn, làm được việc không?…
Xin việc làm thêm tại Nhật Bản nói khó thì không khó, mà nói dễ cũng chẳng dễ nếu bạn không thể hiện được sự quan tâm và nhiệt huyết đối với nhà tuyển dụng. Làm thêm là vấn đề luôn được các du học sinh tại Nhật Bản quan tâm, bởi ngoài việc kiếm thêm thu nhập để trang trải các khoản chi phí học tập và sinh hoạt tại Nhật, các em còn có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa và tiếp xúc với người dân nơi Nhật Bản, tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm sống vô cùng quý giá. Tuy nhiên, kiếm được việc làm thêm tại Nhật Bản không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khu vực bạn sinh sống có sẵn việc làm thêm không, khả năng tiếng Nhật của bạn có tốt không, bạn có phải là một người nhanh nhẹn, làm được việc không?…
Thông thường, thời gian làm thêm sẽ tương đương với thời hạn visa của du học sinh, có nghĩa là giấy phép làm thêm sẽ hết hiệu lực khi thị lực của bạn hết hạn.
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc làm thêm tại Nhật Bản, chắc hẳn đã nghe đến khái niệm “tư cách làm thêm”. Vậy Tư cách làm thêm ở Nhật được hiểu như thế nào? Điều kiện được cấp giấy làm thêm? Thời hạn của giấy làm thêm như thế nào?
Theo quy định của Chính phủ Nhật, du học sinh nước ngoài khi sang Nhật học tập sẽ được phép đi làm thêm với số giờ quy định là 28 giờ/tuần. Và điều kiện để đi làm thêm là bạn cần phải có Giấy phép làm thêm – còn được gọi là Tư cách làm thêm.
Cụ thể, trong quy định về việc làm thêm tại Nhật dành cho các bạn du học sinh khi đi du học Nhật Bản có nêu rõ "bạn cần phải có sự cho phép của trường bạn đang theo học và xin được giấy phép làm thêm được Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương nơi bạn đăng ký sinh sống cấp thì mới có thể tham gia hoạt động làm thêm". Đây là điều kiện “cần và đủ” để bạn có thể đi làm thêm trong quá trình du học.
Khi đi du học Nhật Bản, bên cạnh việc học tập, hầu hết du học sinh đều có một công việc làm thêm. Công việc không chỉ giúp du học sinh có thêm thu nhập mà còn là cách giúp các em nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nơi đây, hiểu biết nhiều hơn về văn hóa, con người Nhật Bản đồng thời là môi trường học tiếng Nhật tốt nhất. Tuy nhiên khoảng thời gian đầu bỡ ngỡ có thể các em sẽ bối rối trong quá trình xin việc làm thêm. Dưới đây là những cách có thể áp dụng để xin việc làm thêm tại Nhật.
Ở nơi đất khách quê người, việc có một vài người thân quen, bạn bè là điều vô cùng quý giá. Ví dụ có người quen đang làm trong một quán ăn và giới thiệu bạn vào đó làm, hoặc người đó không làm ở đó nữa và giới thiệu bạn vào thay. Thì khi đó khả năng bạn được nhận vào làm là rất cao, chủ quán sẽ yên tâm tin tưởng do có sự giới thiệu.
Nếu bạn có mối quan hệ rộng với nhiều người, bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu công việc cho bạn. Đây là cách nhiều du học sinh vẫn làm. Hoặc bạn có thể tìm việc thông qua các kênh giới thiệu của trường bạn đang theo học. Thường là các công việc như lập trình (nếu bạn học đại học về công nghệ thông tin), gia sư,…
Công việc này tương tự như việc gia sư tại Việt Nam. Dạy tiếng Việt cho người Nhật cũng yêu cầu tiếng Nhật cơ bản để có thể truyền đạt. Tuy nhiên, nó không đều đặn và thường chỉ yêu cầu 1-2 buổi/tuần. Vì thế, bạn có thể kết hợp tìm kiếm những công việc khác.
Bạn có thể nhận các công việc phiên dịch tiếng Nhật - Việt online cũng là một việc làm tiếng Nhật được đánh giá cao, tuy nhiên để có thể đảm nhận được công việc này thì bạn cần phải có trình độ tiếng Nhật thật sự xuất sắc, đồng thời phải linh hoạt trong cả việc viết và nói tiếng Nhật vì bạn sẽ phải giao tiếp với người Nhật một cách thường xuyên.
Với công việc này sẽ đem đến cho bạn mức lương khá cao, cho nên nếu bạn là người đam mê tiếng Nhật thì bạn hãy cố gắng rèn luyện thật tốt, vì thực sự đây là một công việc đáng mơ ước.
Hiện nay, trên mạng hay trên các trang mạng xã hội có đăng tuyển rất nhiều mục để tuyển biên dịch Nhật tại nhà hay tuyển cộng tác viên dịch phim...Do vậy, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được cho mình một công việc phù hợp.
Công việc này rất linh hoạt về thời gian nên bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh bạn đều có thể làm được, vì thế, bạn không phải lo lắng là công việc kiếm tiền trên mạng từ dịch thuật này sẽ làm ảnh hưởng đến công việc chính của bạn nhé
Nhờ sự phát triển của công nghê, công việc freelancer viết bài trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho các bạn sinh viên. Công việc làm thêm này phù hợp với những bạn có sở thích viết, chia sẻ và cập nhật thông tin.
Để làm được những công việc này đòi hỏi bạn phải có trình độ tiếng Nhật thật sự tốt. Vậy nên tiếng Nhật cực kỳ quan trọng, hãy cố gắng rèn luyện nó ngay từ khi còn ở Việt Nam bạn nhé!
Các công việc này đòi hỏi bạn có năng lực tiếng Nhật ổn để có thể giao tiếp với khách hàng. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc phục vụ tại những thành phố lớn như Tokyo, Osaka hay Kyoto...
Tại các tỉnh khác, bạn cũng có thể tìm kiếm công việc tương tự như bồi bàn, phụ bếp...phù hợp với năng lực và yêu cầu thực tế.
Nếu yêu thích việc chế biến món ăn cũng như muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực Nhật Bản thì nấu ăn là công việc lý tưởng cho bạn. Bạn có thể xin công việc nấu ăn tại cửa hàng cơm hộp, quán ăn Nhật hay những chuỗi nhà hàng phục vụ gydon hay Matsuya, Yoshinoya...
Công việc này không yêu cầu bạn có quá nhiều kiến thức nấu ăn mà bạn chỉ cần thực hiện đúng theo công thức có sẵn. Mức lương dao động trong khoảng từ 800-1000 yên/giờ.
Hiện nay bằng công nghệ, bạn cũng có thể tìm được những công việc làm thêm phù hợp. Bạn có thể truy cập vào 2 trang web tìm việc phổ biến dưới đây:
Bạn có thể tìm ở khu vực ga tàu điện mà bạn muốn. Các công việc bao giờ cũng được sắp xếp theo khu vực và chủng loại công việc nên có thể dễ dàng tìm kiếm. Thanh Giang cũng đã có bài hướng dẫn các bạn cách sử dụng townwork để tìm việc. Bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Để có thể tạo ấn tượng tốt với bên tuyển dụng, bạn hãy bỏ túi ngay một số kinh nghiệm phỏng vấn xin việc làm thêm ở Nhật dưới đây.
Đặc biệt người Nhật rất coi trọng thái độ nghiêm túc và đúng giờ, vậy nên khi đi phỏng vấn cần chú ý tới thời gian, bạn cần đến sớm từ 10-15 phút . Hơn nữa khi đến sớm bạn có thể kiểm tra lại các thứ cần thiết như sơ yếu lý lịch, chỉnh lại trang phục
Khi lựa chọn công việc bạn nên sắp xếp, phân chia thời gian hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có thể làm từ mấy giờ đến mấy giờ. Khi bị 1 nơi từ chối không được nản, xin 1 nơi không được thì xin 5,10,15 nơi kiểu gì cũng có chỗ họ nhận mình. Vậy nên việc bạn cần làm là tự tin, bạn có thể đi cùng một người bạn của mình để an tâm hơn nhé! Đặc biệt để có một công việc tốt thì quan trọng nhất vẫn là vốn tiếng Nhật của bạn. Vậy nên Thanh Giang luôn đặt việc đào tạo tiếng Nhật cho các em học viên khi đi du học Nhật Bản lên hàng đầu.
Trên đây là những công việc làm thêm ở Nhật mà các bạn du học sinh Việt Nam thường làm. Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn. Thanh Giang xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và có một tuổi thanh xuân đáng nhớ ở xứ Phù Tang!
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
〈Nội dung〉 Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? 2. Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 3. Mục đích chính của việc du học là học tập Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh Chắc hẳn các bạn lưu học sinh đã biết đến chế độ “làm thêm một tuần không quá 28 tiếng” ở Nhật. Tuy nhiên, ngoài thông tin “28 tiếng một tuần” thì còn rất nhiều điểm quan trọng khác nữa. Hàng năm, việc xét duyệt của Cục quản lý xuất nhập cảnh đối với những lưu học sinh xin gia hạn thời gian lưu trú ngày càng khắt khe hơn nên nếu bạn vô tình vi phạm thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn và vất vả. 【Luật sư Sugita Shohei – (Pháp nhân) Văn phòng luật Global HR Strategy】 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú Khi nhìn vào thẻ ngoại kiều của mình, lưu học sinh sẽ thấy ở mục “Tư cách lưu trú” ghi là “Du học” (留学). Bên cạnh đó, trong cột “Hạn chế lao động hay không” (就労制限の有無) có ghi “Không được phép lao động” (就労不可). Sở dĩ như vậy là vì về nguyên tắc, tư cách lưu trú “Du học” thì không được phép đi làm. Tuy nhiên, nếu bạn đã nhận được Quyết định “Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú” (資格外活動の許可) thì bạn có thể đi làm thêm. Sau khi xin được, mặt sau của thẻ ngoại kiều sẽ được ghi thêm dòng chữ “Cho phép: Về nguyên tắc, được làm việc dưới 28 tiếng một tuần, trừ các hoạt động dịch vụ tình dục v.v.” (許可:原則週28時間以内・風俗営業等の従事を除く). Bạn cần lưu ý là bạn không được phép làm các công việc tại cửa hàng trò chơi Pachinko hay dịch vụ tình dục. Điểm lưu ý về các hợp đồng cá nhân Có trường hợp cần phải có Quyết định “Cho phép cá biệt” (個別許可) chứ không chỉ là Quyết định “Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú” (資格外活動の許可) như thông thường. Đây là trường hợp người lao động thực hiện công việc một mình hoặc công việc khó có thể xác nhận thời gian làm việc. Ví dụ, trong trường hợp làm các công việc kí hợp đồng cá nhân để biên dịch, phiên dịch, gia sư, công việc giao hàng v.v. để tránh gặp trở ngại khi xin gia hạn, bạn nhất định phải xin Cục quản lý xuất nhập cảnh tư vấn nhé. 2.Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” mà không phải ai cũng biết Về nguyên tắc, lưu học sinh có thể làm thêm dưới 28 tiếng mỗi tuần nhưng “cách tính thời gian 28 tiếng” này cũng có những điểm cần chú ý. Đó là: “Dù bắt đầu tính từ thứ mấy trong tuần thì tổng thời gian làm thêm cũng phải nằm trong giới hạn tối đa 28 tiếng một tuần. Chúng ta hãy cùng xem bảng tính bên dưới nhé. Trong ví dụ dưới đây, tuần thứ nhất và tuần thứ hai, số giờ làm mỗi tuần đều nằm trong giới hạn 28 giờ một tuần. Tuy nhiên, nếu cộng thời gian làm việc trong 1 tuần, tính từ thứ Sáu tuần thứ nhất đến thứ Năm tuần thứ hai (phần ghi chữ đỏ) thì tổng thời gian làm việc sẽ thành 48 giờ. Trường hợp này là vi phạm quy định! Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật Tuần thứ 1 0 giờ 4 giờ 4 giờ 0 giờ 4 giờ 8 giờ 8 giờ Tuần thứ 2 8 giờ 8 giờ 8 giờ 4 giờ 0 giờ 0 giờ 0 giờ 3. Trong kì nghỉ dài Kì nghỉ dài Theo quy định của nhà trường, trong thời gian được nghỉ dài, sinh viên có thể làm thêm mỗi ngày tối đa là 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu nhà trường cho nghỉ tạm thời vì ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm, thiên tai thì đây không phải là kì nghỉ dài chính thức, vì vậy quy định về thời gian làm thêm sẽ không phải là “8 tiếng 1 ngày" mà vẫn chỉ là “28 tiếng một tuần”. Các bạn hãy chú ý nhé! Sau khi tốt nghiệp không được phép làm thêm Có nhiều trường hợp lưu học sinh đã tốt nghiệp nhưng tư cách lưu trú “Du học” vẫn còn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ khi tốt nghiệp cho đến khi về nước, lưu học sinh không được phép làm thêm. Công việc làm thêm của lưu học sinh chỉ được chấp nhận trong thời gian lưu học sinh vẫn thuộc quản lý của nhà trường. 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Nếu lưu học sinh có nguyện vọng làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp thì có thêm một số điểm cần chú ý về việc đi làm thêm. Ví dụ, khi chuyển tư cách lưu trú sang “Kỹ năng đặc định”, bạn phải nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh các giấy tờ chứng minh việc đã nộp: ① Thuế quốc gia (国税kokuzei) ② Thuế địa phương (地方税chihozei) ③ Bảo hiểm y tế quốc dân (国民健康保険kokumin kenko hoken) ④ Bảo hiểm lương hưu quốc dân (国民年金保険kokumin nenkin hoken). Cụ thể hơn, các giấy tờ phải nộp bao gồm giấy chứng nhận nộp thuế (課税証明書) hay giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票)… do chính quyền địa phương hoặc nơi làm việc cấp. Để nộp được đầy đủ các giấy tờ này thì bạn cần chú ý những điểm sau đây. Kê khai thuế Nếu đồng thời làm thêm tại nhiều nơi cùng lúc thì từ tháng 2 đến tháng 4 năm tiếp theo, các bạn nhớ hãy kê khai thuế ở Cục thuế địa phương. Khi đó, bạn sẽ được nhận “Bản sao tờ khai thuế” (確定申告書の写し), hãy giữ giấy tờ này cẩn thận. Nếu không biết cách kê khai thuế, bạn có thể mang toàn bộ bảng lương trong 1 năm (từ tháng 1 – tháng12) đến Cục thuế và trao đổi với nhân viên tư vấn. Lưu giữ Giấy khấu trừ thuế tại nguồn Khi thay đổi tư cách lưu trú, bạn sẽ được yêu cầu nộp cả Giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票). Bạn sẽ được nơi làm thêm cấp cho mỗi năm 1 lần nên đừng vứt đi, hãy giữ gìn nó cẩn thận! Giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票) Lương hưu quốc dân Tất cả những người trên 20 tuổi đang sống tại Nhật Bản, bao gồm cả lưu học sinh đều cần tham gia “Lương hưu quốc dân” (kokumin nenkin). Lưu học sinh có thể được hoãn nộp bảo hiểm lương hưu quốc dân theo chế độ đặc biệt áp dụng cho học sinh. Tuy nhiên, nếu bạn không làm thủ tục này thì sẽ bị coi là “chưa nộp” và có thể sẽ gặp bất lợi khi xin gia hạn hoặc chuyển tư cách lưu trú. Tất cả lưu học sinh có nguyện vọng làm việc ở Nhật đều nhất thiết phải thực hiện thủ tục xin hoãn nộp bảo hiểm lương hưu theo chế độ đặc biệt dành cho học sinh. Hãy trao đổi với trường của bạn hoặc văn phòng lương hưu gần nhất để biết cách thực hiện thủ tục này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ đặc biệt dành cho học sinh về tiền bảo hiểm lương hưu quốc dân (Cơ quan Lương hưu Nhật Bản) Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? Tại Nhật Bản, có thể trang trải cuộc sống du học chỉ với tiền lương làm thêm không, có thật sự là Cục quản lý xuất nhập cảnh đã siết chặt quản lý về vấn đề làm quá số giờ quy định không? Ban biên tập của KOKORO sẽ giải thích kĩ hơn về các thông tin mới nhất. 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? Sẽ rất khó khăn nếu chỉ sống bằng việc làm thêm Một số công ty tư vấn du học đã giải thích rằng “chỉ cần đi làm thêm ở Nhật là có thể du học được”. Thế nhưng, nếu so sánh “các khoản chi tiêu trong 1 tháng” và “thu nhập trung bình do làm thêm” của lưu học sinh thì bạn sẽ thấy các khoản chi tiêu vượt quá khoản thu nhập do làm thêm. Hãy xem bảng dưới đây. ◆Các khoản chi tiêu trong 1 tháng và thu nhập trung bình từ làm thêm của du học sinh (Yên) A.Chi phí B.Thu nhập ước tính từ baito Mức chênh lệch B-A Các tỉnh có nhiều du học sinh Lương tối thiểu bình quân Hokkaido 135,000 105,600 -29,400 Hokkaido ¥960 Tohoku 140,000 100,650 -39,350 Miyagi, Fukushima ¥915 Kanto 172,000 119,130 -52,870 Kanagawa, Chiba ¥1,083 Tokyo 179,000 122,430 -56,570 Tokyo ¥1,113 Chubu 141,000 111,430 -29,570 Aichi, Shizuoka ¥1,013 Kinki 154,000 114,950 -39,050 Osaka, Kyoto ¥1,045 Chugoku 140,000 105,270 -34,730 Hiroshima, Okayama ¥957 Shikoku 118,000 100,210 -17,790 Kagawa, Tokushima ¥911 Kyushu 128,000 101,970 -26,030 Fukuoka, Oita ¥927 ※ Lương tối thiểu các vùng (bình quân) = (Lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh nhất x 2 + lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh thứ nhì)÷3 ※ Thu nhập ước tính từ baito = lương tối thiểu (bình quân) x 110 tiếng A là khoản chi tiêu trung bình trong 1 tháng của lưu học sinh do JASSO điều tra. B là khoản thu nhập trung bình có được khi giả sử làm thêm 110 tiếng 1 tháng do ban biên tập của KOKORO tính toán. Nếu so sánh A và B, bạn sẽ hiểu ra rằng mỗi tháng lưu học sinh sẽ bị thiếu hụt 18,000 yên ~ 57,000 yên (Chênh lệch: B – A). ※ 100 yên = 17,030 VND (Thời điểm 23/12/2023) Cố gắng trang trải cuộc sống thông qua sự hỗ trợ của bố mẹ hay các khoản vay ngân hàng v.v. Như đã nói ở trên, nếu lưu học sinh trang trải tiền học và tiền sinh hoạt chỉ bằng lương làm thêm thì thật là khó khăn.