Vitamin và các khoáng chất là một trong số những thành phần dinh dưỡng thiết yếu, cần được bổ sung hàng ngày để đảm bảo duy trì ổn định hệ miễn dịch cũng như cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động bình thường của mọi cơ thể. Chắc hẳn đã nhiều người biết đến lợi ích của vitamin nhóm B, nhưng không phải ai cũng nắm rõ nên bổ sung vitamin B6, B12 như thế nào cho hợp lý? Và vitamin B6 B12 có trong thực phẩm nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ nhất về vấn đề được nêu trên.
Vitamin và các khoáng chất là một trong số những thành phần dinh dưỡng thiết yếu, cần được bổ sung hàng ngày để đảm bảo duy trì ổn định hệ miễn dịch cũng như cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động bình thường của mọi cơ thể. Chắc hẳn đã nhiều người biết đến lợi ích của vitamin nhóm B, nhưng không phải ai cũng nắm rõ nên bổ sung vitamin B6, B12 như thế nào cho hợp lý? Và vitamin B6 B12 có trong thực phẩm nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ nhất về vấn đề được nêu trên.
Đối với vitamin, tuy là thành phần thiết yếu và có lợi nhưng không phải bổ sung càng nhiều vitamin càng tốt cho sức khỏe. Lượng vitamin bổ sung hàng ngày nên duy trì trong mức độ khuyến cáo, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Độ tuổi từ 14 – 18: 1.2 mg/ngày
- Với trẻ nhỏ: tùy theo độ tuổi, giới tính mà hàm lượng B6 nên bổ sung trong khoảng 0.1mg – 1mg/ngày.
Về vitamin B12: được khuyến cáo trung bình hàng ngày nên bổ sung khoảng 2.4mcg. Mức liều này có thể tăng thêm ở phụ nữ mang thai tùy theo hướng dẫn của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Các loại nấm men bia, nấm men dinh dưỡng: đây là các thành phần thường được dùng để làm ra bánh mì, hoặc có thể dùng như một loại gia vị thêm vào các món ăn do có mùi hạt dẻ. Chúng chứa rất nhiều loại vitamin thuộc nhóm B: B1, B2, B3, B5, đặc biệt là hàm lượng cao vitamin B6 và B12. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý về vị đắng của nấm men bia, do đó nấm men bia hay được trộn cùng trong các loại sinh tố, soup hoặc làm salad.
Nội tạng động vật bao gồm gà, bò hay lợn, cừu, đặc biệt là trong gan, có chứa hàm lượng lớn vitamin B6 và vitamin B12. Với một số người không ăn được nội tạng, có thể chế biến món ăn theo các cách khác nhau để giảm cảm giác khó chịu khi ăn.
Thịt bò, thịt lợn: cung cấp lượng lớn các vitamin nhóm B. Bạn nên chọn dạng thịt thăn chứa ít chất béo, cũng ít calo để có lợi hơn cho sức khỏe.
Cá hồi: trung bình, 100g cá hồi đã nấu chín chứa khoảng 47% RDI vitamin B6 và khoảng 51% RDI vitamin B12. Bên cạnh đó, cá hồi cũng chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất khác như selen, protein tốt cho cơ thể.
Trước hết, vitamin nhóm B nằm trong nhóm vitamin thiết yếu đối với cơ thể mỗi người, là vitamin thân nước, gồm có 8 loại. Vitamin nhóm B không có khả năng tái tạo trong cơ thể, đồng thời với đặc tính thân nước, nó dễ bị giảm dần nồng độ do đào thải qua nước tiểu, do đó, vitamin nhóm B cần được bổ sung thường xuyên thông qua ăn các loại thực phẩm hoặc dùng các sản phẩm hỗ trợ. Nhóm dưỡng chất này tùy theo từng phân loại mà sẽ tham gia vào các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa và đóng vai trò khác nhau trong hoạt động của tế bào.
Vitamin B6 có tác dụng ổn định và điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, duy trì chức năng gan thông qua việc kiểm soát gắn thụ thể với các chất dẫn truyền thần kinh và hoạt động trao đổi chất, chuyển hóa thành năng lượng. Các nghiên cứu về tác dụng của B6 cho thấy thiếu hụt B6 dễ dẫn đến nguy cơ nhận thức kém, người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer, mất trí.
Xem thêm Vitamin nhóm B có trong thực phẩm nào? Lưu ý khi dùng vitamin nhóm B
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác TẠI ĐÂY
Bên cạnh các nhóm thực phẩm giàu vitamin B kể trên, vitamin B6 cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm khác như:
Cá ngừ, cá mòi hoặc một số loại cá nước mặn
Một số loại cây họ đậu như đậu xanh, đỗ đen, đậu thận hoặc hạt đậu nành
B6 giúp tăng đáp ứng của cơ thể với các tác nhân gây nhiễm khuẩn.
Dùng vitamin B6 giúp cân bằng nồng độ acid amin có tên Homocysteine, một hoạt chất tiết ra khi bổ sung quá nhiều thịt cho cơ thể. Nồng độ chất này tăng có thể gây ra các bệnh lý hệ tim mạch. Vitamin B6 có tác dụng điều chỉnh nồng độ hoạt chất này, giảm nguy cơ tổn thương mạch máu, giúp máu luôn lưu thông ổn định. Không chỉ thế, B6 còn có tác dụng ổn định huyết áp và duy trì nồng độ cholesterol trong máu.
Vitamin B6 kết hợp cùng các loại vitamin khác giúp hạn chế các rối loạn liên quan ở thị giác, đặc biệt là tình trạng thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
Cũng giống như B6, vitamin B12 có tác dụng bảo vệ chức năng hệ tim mạch, điều hòa lượng máu lưu thông ổn định trong cơ thể theo cơ chế giúp cân bằng nồng độ Homocysteine.
Hỗ trợ làm giảm chứng trí nhớ kém đặc biệt đối với người cao tuổi.
Làm giảm nguy cơ bị thoái hóa thần kinh.
Đối với da, tóc, móng, vitamin B12 rất cần thiết, giúp cho da ít nổi mụn viêm hay các loại mụn trứng cá, giúp giữ ẩm tránh khô da và hỗ trợ tái tạo vết thương nhanh chóng. Vitamin B12 cũng giúp giảm gãy rụng tóc, gãy móng tay.
Bên cạnh đó, vitamin B12 còn là nguồn dinh dưỡng cho một số vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa.
Vitamin B12 tham gia vào quá trình hình thành lên các tế bào hồng cầu. Do vậy, người bị thiếu vitamin B12 dễ bị choáng, suy nhược do thiếu máu.