Xe Ô Tô Được Giảm Thuế Nhập Khẩu

Xe Ô Tô Được Giảm Thuế Nhập Khẩu

Phụ tùng xe ô tô là những thành phần, chi tiết của một chiếc xe ô tô đầy đủ nhưng được sản xuất tách biệt và không lắp ráp cố định, hoàn chỉnh với nhau. Một chiếc ô tô muốn hoạt động được, cần sự phối hợp làm việc của các loại phụ tùng xe ô tô này.

Phụ tùng xe ô tô là những thành phần, chi tiết của một chiếc xe ô tô đầy đủ nhưng được sản xuất tách biệt và không lắp ráp cố định, hoàn chỉnh với nhau. Một chiếc ô tô muốn hoạt động được, cần sự phối hợp làm việc của các loại phụ tùng xe ô tô này.

Phụ tùng xe ô tô có được giảm thuế GTGT không?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì? Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) là đối tượng chịu thuế GTGT. Vậy nên phụ tùng xe ô tô là đối tượng chịu thuế GTGT.

Phụ tùng xe ô tô có được giảm thuế GTGT không? Trước đây, mức thuế suất áp cho mặt hàng phụ tùng xe ô tô là 10%. Tuy nhiên, Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội được ban hành, cho thấy, phụ tùng xe ô tô nằm trong danh mục hàng hoá được giảm thuế GTGT xuống còn 8%.

Phụ tùng xe ô tô chủ yếu bao gồm các loại sau:

– Phụ tùng gầm ô tô: các bộ phận thuộc hệ thống phanh xe (má phanh, đĩa phanh, cụm heo phanh...), hệ thống hộp số (vỏ hộp số, dây di số...), hệ thống treo (giảm xóc, cao su cân bằng trước, giảm chấn…), hệ thống lái (thước lái, Rotuyn cân bằng...)

– Phụ tùng thân vỏ: nẹp ca lăng, đèn pha, nắp capo, cửa xe, cản trước, cản sau, nẹp bước chân, gương đèn xe ô tô, lưới tản nhiệt, lốp xe, mâm xe, nóc xe…

– Phụ tùng điện: mô tơ quạt gió, máy phát điện, nút khởi động, giàn nóng, két nước…

Như vậy, phụ tùng xe ô tô có được giảm thuế GTGT ở thời điểm hiện tại. Mức thuế suất GTGT áp dụng cho phụ tùng ô tô là 8%.

Thông thường, khi bảo dưỡng, sửa chữa ô tô sẽ phát sinh một số loại hàng hóa, thiết bị phụ trợ để giúp xe vận hành trơn tru sau khi sửa chữa. Nhưng các loại hàng hóa này có nguồn gốc từ hóa chất (đối tượng không được giảm thuế GTGT), ví dụ:

Nhập khẩu ô tô là hoạt động mang ô tô mới hoặc ô tô đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam (ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam) theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu ô tô là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp, có quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô và tuân thủ quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (Mẫu số 15 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP): 01 bản chính;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng 02 điều kiện nhập khẩu ô tô nêu trên, cụ thể:

+ Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản sao;

+ Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

Cách thức - Nơi nộp hồ sơ: doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực  về điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô nêu trên. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hình thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường và trách nhiệm triệu hồi ô tô theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô

Thứ nhất, có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Xem chi tiết tại công việc: Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

Thứ hai, có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.